5.1. Kết luận
- Xã có diện tích đất nông nghiệp lớn. Đất nơi đây có hàm lượng chất dinh dưỡng cao thích hợp cho việc trồng cây lúa và cây hoa màu. Diện tích đất canh tác tập trung chủ yếu ở khu vực Thống Nhất và trong những năm gần đây do tình trạng nước biển xâm thực nên đất nơi đây đang phải chịu một số tác động xấu khiến chất lượng đất suy giảm.
- Diện tích nước mặt trên địa bàn toàn xã tương đối lớn. Phân bố rải rác trên địa bàn toàn xã. Cũng giống như tài nguyên đất thì tài nguyên nước đang phải hứng chịu những ảnh hưởng xấu từ biến đổi khí hậu mang lại. Tình trạng nước biển xâm thực đã làm cho nước nơi đây trở nên lợ,
một số nơi còn hóa mặn. Độ muối, độ dẫn điện trong nước cao vượt quá chỉ tiêu cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT. Độ pH nằm trong khoảng từ 6-8, khoảng này nằm trong khoảng cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT, nồng độ chất rắn hòa tan TDS nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN 6053-2011. Hàm lượng oxy hóa BOD5 vi phạm tiêu chuẩn ở mức A, nằm trong giới hạn cho phép ở mức B theo QCVN 08:2008/BTNMT.
- Sử dụng các biện pháp cơ học, biện pháp kĩ thuật nông nghiệp, biện pháp sinh học, biện pháp vật lí, biện pháp hóa học, biện pháp quản lí, biện pháp tuyên truyền giáo duc nhằm mang lại hiệu quả giải quyết các vấn đề nước mặt của xã.
5.2. Tồn tại
- Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học còn một số tồn tại sau:
+ Do mới chỉ là sinh viên năm hai, lần đầu tiên biết đến việc nghiên cứu đề tài khoa học nên chúng em đều chưa có kinh nghiệm làm nghiên cứu. Trong quá trình làm còn nhiều sơ suất, hạn chế.
+ Bên cạnh đó do điều kiện khách quan khoảng cách địa lý giữa địa điểm lấy nước và địa điểm tiến hành phân tích cách xa 220km. Nên cần có thời gian vận chuyển. Vì vậy việc đảm bảo các mẫu nước khỏi tác động của các yếu tố bên ngoài là rất khó nên khi tiến hành phân tích sẽ có những sai số nhất định.
+ Chưa nghiên cứu được đặc điểm đất nơi đây bởi đất cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của các loài vi sinh vật cũng như tính chất nước.