Biện pháp cơ học

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu nước mặt ở xã quảng vinh, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 50)

Dùng thủy lợi đối phó đất nhiễm mặn như:

- Dùng nông cụ đào mương nhỏ trên ruộng để nước mặn lắng xuống mương, tổ chức xả nước ra sông khi thủy triều xuống và chủ động đắp đê ngăn mặn trước khi nước mặn tràn vào ruộng.

- Cày sâu (nhưng không lật), xới xáo nhiều lần để cắt đứt mạch mao dẫn, như vậy sẽ hạn chế được nước ngầm bốc hơi, mang muối đi theo từ dưới lên bề mặt ruộng gây mặn.

- Đắp đê, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý nhắm mục đích ngăn nước biển tràn vào, rửa mặn.

- Hệ thống thau chua rửa mặn gồm kênh thoát nước mặn nhằm rửa mặn ra khỏi ruộng và kênh tưới nước ngọt để thay thế nước mặn làm ngọt hóa đất.

- Tác dụng rửa mặn cũng phụ thuộc vào chất lượng nước tưới. Nước nếu chứa hàm lượng muối cao thì không dùng để thau chua, rửa mặn được. 4.3.4. Biện pháp kĩ thuật nông nghiệp

* Tăng cường dinh dưỡng cho đất bằng cách:

- Dùng phân bón có Kali nhằm làm tăng hàm lượng K+ trong cây từ đó hạn chế sự thu hút Na+ vào cây, hạn chế độc do Na+.

- Cần ưu tiên sử dụng phân đạm gốc amon (NH4+) để hạn chế độc Na+, bón nhiều phân lân để cung cấp lân cho cây, hạn chế sự thu hút các ion Cl- quá nhiều trong cây.

- Sử dụng phân bón chứa Silic có khả năng thúc đẩy quá trình quang hợp, gia tăng tỷ lệ chọn lọc của K+/ Na+ và giảm lượng hút Na+ của cây trồng. Cần lưu ý là nhu cầu SiO2 của cây lúa cao gấp 4 lần nhu cầu đạm. Cây trồng ở điều kiện đất mặn nếu được hấp thụ silic sẽ tạo ra nhóm enzyme ngăn cản sự phát sinh gốc tự do (antioxidant enzyme). Từ đó giúp ngăn chặn sự phá hoại của các gốc tự do đối với tế bào cây trồng. Silic đã được biết đến như một nhân tố quan trọng trong việc làm giảm tác hại của mặn trên cây lúa.

- Bón một số dạng phân có chứa ion canxi, ion magie như CaO, CaCO3, CaSO4, Ca(NO3)2, MgO, MgCO3… cho lúa có khả năng tăng tích lũy nồng độ proline cao để điều chỉnh thẩm thấu, gia tăng khả năng hút nước của cây, hạn chế việc hấp thu và vận chuyển Na+, Cl- từ rễ vào thân cây, do đó gia tăng khả năng chống chịu mặn.

- Trên chân đất nhiễm mặn và có phèn thì nên bón loại vôi nung (CaO) để vừa rửa mặn vừa hạ phèn, không bón các loại phân chua như super lân, DAP, (NH4)2SO4, KCl… làm cho đất càng chua, còn với đất mặn không có phèn có thể bón vôi thạch cao (CaSO4).

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu nước mặt ở xã quảng vinh, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 50)