Biện pháp cải thiện chất lượng nước mặt nhiễm mặn của bà con nông dân.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu nước mặt ở xã quảng vinh, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 55)

nông dân.

Qua phỏng vấn chúng tôi đã thu nhận được các thông tin về việc bà con nơi đây sử dụng các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng đất, nước nơi đây như sau;

Bảng 4.8. Biện pháp cải thiện tình hình chất lượng nước mặt của bà con tại xã Quảng Vinh.

STT Hạng mục Tỉ lệ (%) Bón vôi Bón phân chuồng kết hợp phân lân Khơi thông kênh mương Lấy “nhờ“ nước sông Nông Giang Biện pháp khác 1 Bà con có biện pháp gì để 100 90 100 24 30

khắc phục tình trạng đất ,nước nơi đây?

*Nhận xét: Qua kết quả trên ta có thể nhận xét rằng bà con nơi đây đã ý thức được vấn đề chất lượng nước ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con nơi đây. Nên bà con đã có những biện pháp khắc phục tình trạng nước bị nhiễm mặn. Các biện pháp được bà con sử dụng nhiều ở đây chính là các biện pháp về dinh dưỡng và thủy lợi. Về biện pháp dinh dưỡng bà con đã sử dụng phân chuồng kết hợp với phân lân để sử dụng cho cây trồng, ngoài ra biện pháp được tất cả bà con sử dụng đó chính là biện pháp bón vôi. Bón vôi giúp đất đỡ chua hơn và góp phần làm giảm lượng muối có trong đất, dần cải thiện đất. Các biện pháp thủy lợi được sử dụng ở đây chính là khơi thông kênh mương, làm các rãnh để thoát nước để nhằm phục vụ cho việc tưới tiêu cũng như là vấn đề thoát nước, giúp cho nước ra vào ruộng một cách dễ dàng và giúp ích cho việc thau chua rửa mặn ở nơi đây. Đồng thời bà con nơi đây còn sử dụng biện pháp đó là lấy “nhờ” nước sông Nông Giang, biện pháp này chính là dùng nước ngọt để thay thế phần nước bị nhiễm mặn để dần dần tiến tới thay thế hoàn toàn thành nước ngọt phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt. Một số biện pháp khác cũng được bà con nêu ra ở đây chính là biện pháp trồng các cây có khả năng cống chịu mặn tốt hơn nhằm khắc phục tình trạng đất, nước nhiễm mặn như bằng các giống lúa lai, hay lạc lai. Chúng không những có khả năng chịu mặn tốt mà chúng còn hấp thụ một lượng muối có trong đất. Việc bà con sử dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại và khắc phục phục tình trạng nước nhiễm mặn đã mang lại một số hiệu quả song những việc làm đó chỉ mang tính tạm thời và cũng chưa thấy được những hiệu quả đáng kể. Để có những biện pháp mang tính chất lâu dài thì cần có sự can thiệp của các cấp chính quyền như cải

thiện và nâng cấp các hệ thống đê điều, xây dựng đường ống dẫn nước ngọt hay là các máy biến nước ngọt thành nước mặn….

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu nước mặt ở xã quảng vinh, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w