Hiện nay, cá tra An Giang đã có mặt ở hầu hết các quốc gia thành viên EU. Năm 2008, các DN An Giang chỉ XK sang 20/28 nước EU, tuy nhiên, đến năm 2012, số quốc gia EU nhập khẩu mặt hàng cá tra An Giang đã tăng thêm 5 quốc gia với tổng số là 25/28 quốc gia. Ngày càng có nhiều người dân EU biết đến và tiêu thụ loại thực phẩm đặc trưng của vùng sông nước miền tây này.
Tuy giá XK cá tra An Giang những năm trước giảm liên tục nhưng đến năm 2011 – 2012, giá cá tra tăng vọt và cao hơn cả giá nhập khẩu trung bình của các nước EU. Điều này cho thấy chất lượng cá tra XK của địa phương đã đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của các nước EU.
nghiệp sản xuất sạch, những sản phẩm chế biến phải đảm bảo chất lượng từ con giống đến bàn ăn. Một ngành công nghiệp chế biến thủy sản sạch được An Giang định hình với việc tổ chức lại sản xuất để tạo ra một vùng nguyên liệu sạch an toàn, nâng chất lượng các trại giống để có con giống thật sự đáp ứng yêu cầu sạch. Ngoài ra còn xây dựng vùng nuôi đúng tiêu chuẩn, giúp ngư dân định hướng, thay đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất.
An Giang đang chú trọng phát huy và nhân rộng mô hình “liên kết 4 nhà” trong sản xuất, trong đó tạo mối gắn kết giữa nhà DN, nhà khoa học và nhà nông trên vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo sản lượng và chất lượng hàng hóa, và thông qua đó chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến XK đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế (Nhân Hòa, 2010). Chất lượng cá XK ngày càng hoàn thiện và tạo được uy tín trên thị trường EU. Tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 8 vùng nuôi (8 Công ty: Agifish, Afiex, Trung tâm giống thủy sản, Việt An, Ntaco, Navicorp, Anmyfishco, Hòa Phát) áp dụng tiêu chuẩn SQF 1000CM, GlobalGAP (Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, 2012). Việc áp dụng tiêu chuẩn an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế SQF 1000CM, GlobalGAP giúp các DN chế biến thủy sản XK yên tâm hơn trong quá trình thu mua nguyên liệu, giảm được thiệt hại do sản phẩm bị nhiễm các hoá chất kháng sinh độc hại không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với mức giá thấp, giảm thiệt hại do các nước nhập khẩu trả hàng do sản phẩm không đảm bảo chất lượng, đồng thời nâng uy tín chất lượng sản phẩm cá tra của tỉnh An Giang trên thị trường quốc tế.
Không giống với thị trường Mỹ, mặt hàng cá tra An Giang XK sang thị trường EU không bị kiện bán phá giá, do đó không phải chịu mức áp thuế chống bán phá giá. Một phần là do thị trường thủy sản ở EU lớn, hàng nhập khẩu từ Việt Nam không gây ảnh hưởng nhiều đến các nhà sản xuất nội địa, vì thế EU không cần phải sử dụng biện pháp kiện bán phá giá như một công cụ để trả đũa thương mại, bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, các DN An Giang cũng như Việt Nam khi XK cá tra sang EU được hưởng mức thuế quan ưu đãi GSP. Đây chính là lợi thế của mặt hàng cá tra An Giang trên thị trường EU.
tác động tích cực đến chất lượng con giống, thức ăn, phòng ngừa dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trình sản xuất, từ đó tạo được nguồn nguyên liệu sạch có chất lượng cho XK, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường thế giới. Các chính sách bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản thông qua “Chương trình giám sát môi trường định kỳ”, công tác tập huấn tuyên truyền “Xây dựng vùng nuôi cá sạch” hay “Xác nhận đăng ký hoạt động nuôi trồng thủy sản”…do Sở NN&PTNT tỉnh phát động, triển khai được người nuôi đồng tình cùng nhau thực hiện (Trương Ngô Bích Ngọc, 2011).
Trong những năm qua ngành thủy sản của tỉnh đã gặp nhiều biến động về thị trường, mất cân đối cung cầu, giá cả bất thường, thiếu vốn kinh doanh, nguồn nguyên liệu cho sản xuất không ổn định… nhưng nhìn chung tình hình nuôi cá tra nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung của tỉnh An Giang vẫn tiếp tục tăng cả về diện tích và sản lượng. Điều này cho thấy hiệu quả tích cực từ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Sở ban ngành liên quan và các địa phương, sự đúng đắn của mục tiêu ban đầu là chọn thủy sản làm ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Việc tập trung đầu tư cho công tác tổ chức lại sản xuất, nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực kiểm soát dịch bệnh và sản xuất giống bước đầu đã có những cải thiện đáng kể.
Trung tâm Sản xuất Giống Thủy sản An Giang – đơn vị sản xuất giống đầu tiên của ĐBSCL áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP vào quy trình sản xuất, kết hợp với Chi cục Thủy sản An Giang thực hiện dự án “Xã hội hóa sản xuất giống cá tra tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015” nhằm bổ sung đàn cá tra bố mẹ chất lượng, khả năng sinh sản cao, tạo ra đàn cá giống đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, có khả năng tăng trưởng tốt, cung cấp cấp đủ giống cho tỉnh và các địa phương lân cận. Đến nay, Trung tâm có năng lực cung cấp trên 600 triệu cá tra bột/năm và 20 triệu cá tra giống đạt chất lượng theo tiêu chuẩn châu Âu. Đây là thành tựu đáng kích lệ của trung tâm giống tỉnh An Giang nói riêng đồng thời cũng bổ sung đàn cá giống chất lượng cao cho ĐBSCL nói chung (Trương Ngô Bích Ngọc, 2011).
Liên kết chặt chẽ giữa các thành phần trong chuỗi sản xuất: Đi đôi với mục tiêu phát triển thủy sản bền vững, chia sẻ rủi ro và hài hòa lợi ích các bên tham gia chuỗi cung ứng cá tra cũng được tỉnh triển khai. Ba DN được thực hiện thí điểm mô
hình liên kết chuỗi là Công ty CP XNK Thủy sản An Giang (AGIFISH), Công ty TNHH Việt An (ANVIFISH) và Công ty Thuận An (TAFISHCO). Ngoài các DN được chọn làm thí điểm, có một số DN tự thực hiện chuỗi liên kết như Công ty Mazzetta – nhà nhập khẩu phân phối thủy sản đông lạnh hàng đầu của Mỹ, đã liên kết với công ty Proconco – nhà máy thức ăn chăn nuôi của Pháp đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, triển khai dự án nuôi cá tra an toàn sinh học tại An Giang, qua quy trình khép kín với mục tiêu “Sạch từ con giống đến bàn ăn”. Công ty Binca Seafoods Việt Nam đã liên kết với NTACO xây dựng vùng nuôi cá tra sinh thái rộng 30 ha, đạt chuẩn GlobalGAP cung cấp sản lượng 9.000 tấn/năm… (Trương Ngô Bích Ngọc, 2011).