1.1. Chi phí
Để có thể tiến hành sản xuất các sản phẩm bầu, bí, dưa chuột phục vụ cho thị trường yếu tố trước tiên mà người dân trồng bầu, bí, dưa chuột cần phải có đó là các khoản chi phí cho các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất. Có thể chia chi phí thành các dạng như sau:
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí bị thay đổi trực tiếp theo quy mô
sản xuất như các chi phí về:
+ Vật liệu : giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật + Công lao động
+ Tài sản
Lưu ý: Chi phí trực tiếp thay đổi theo sản lượng các loại sản phẩm được
sản xuất ra.
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không thay đổi theo chi phí sản
xuất hay doanh thu như: + Chi phí quản lý,
+ Chi phí thuê mặt bằng, thuê đất, khấu hao máy móc, nhà lưới, nhà che phủ....
- Tổng chi phí : Là tổng các chi phí biến đổi và chi phí cố định ở một mức sản xuất một loại sản phẩm cụ thể. Tổng chi phí được tính theo công thức:
Tổng chi phí = Tổng chi phí trực tiếp + Tổng chi phí gián tiếp
1.2. Doanh thu
Trong trường hợp vườn sản xuất đa dạng các mặt hàng để phục vụ nhu cầu thị trường thì tổng doanh thu sẽ là tổng doanh thu của tất cả các loại sản phẩm.
Doanh thu dự kiến = Sản lượng dự kiến x giá bán dự kiến
Việc ước đoán sản lượng và giá cả của các loại sản phẩm phải căn cứ vào rất nhiều thông tin từ:
+ Thời tiết, dịch bệnh, giá cả thị trường, + Nhu cầu của người tiêu dùng....
+ Bên cạnh đó chúng ta có thể dự đoán năng suất và sản lượng của các loại rau cho năm tới dựa trên số liệu thống kê giá cả và sản lượng trong quá khứ nếu như các điều kiện cơ bản không thay đổi đáng kể.
- Đó là các cơ sở để ước đoán sản lượng rau của mùa vụ tới sẽ hợp lý hơn.
- Còn đối với giá cả thì chúng ta không thể căn cứ hoàn toàn vào yếu tố bên ngoài được, nếu làm như vậy chúng ta rất bị động trong sản xuất kinh doanh. Do vậy, khi xác định giá cả cho các loại rau chúng ta nên căn cứ vào:
+ Các loại chi phí đầu vào
+ Và một số mục tiêu kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để xác định cho phù hợp.
2. Lợi nhuận.
- Lợi nhuận chính là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh bầu, bí, dưa chuột mang lại. Là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
- Nếu kết quả này âm (-), nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ,
- Ngược lại nếu kết quả này dương (+) nghĩa là hoạt động sản xuất có hiệu quả và đã bắt đầu có lời.
Lợi nhuận được tính theo công thức
Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí
+ Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điêu kiện tồn tại và phát triển của hầu hết các doanh nghiệp.
+ Để cung ứng các loại sản phẩm bầu, bí, dưa chuột cho thị trường, các nhà sản xuất kinh doanh phải đầu tư vốn và một số yếu tố đầu vào khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Họ luôn cố gắng sao cho các chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp nhất và bán được sản phẩm với giá cao nhất có thể.
+ Khi đó, sau khi lấy thu bù chi sẽ dư ra một khoản tiền nhất định (lợi nhuận), khoản tiền này không chỉ phục vụ cho sản xuất giản đơn mà còn tái đầu tư mở rộng sản xuất, nhằm củng cố và tăng cường vị thế trên thị trường.
+ Như vậy việc tối thiểu hóa chi phí cũng đồng nghĩa với tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng tối đa hóa doanh thu thì chưa chắc đã tối đa hóa lợi nhuận.