Thiết lập hệ thống kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu giáo trình trồng bầu bí dưa chuột mô đun tiêu thụ sản phẩm (Trang 27)

phẩm

Kênh phân phối được coi như là tập hợp các doanh thể, gắn kết với nhau trong việc tổ chức kinh doanh dịch vụ, đưa các sản phẩm bầu, bí, dưa chuột từ người sản xuất tới thị trường mục tiêu và tới khách hàng mục tiêu.

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ các loại sản phẩm bầu, bí, dưa chuột tại nhiều thị trường được mở rộng và các doanh nghiệp sản xuất ngày càng nhiều dẫn tới sự canh tranh gay gắt. Từ đó hình thành nên mạng lưới phân phối và tiêu thụ vô cùng phong phú. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bầu, bí, dưa chuột phải lựa chọn cho mình kênh phân phối phù hợp với từng loại sản phẩm của mình và sử dụng có hiệu quả các kênh phân phối đã lựa chọn.

Hiện nay có rất nhiều các kênh trung gian như: nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý, môi giới,..

- Nhà bán buôn: là các doanh nghiệp lớn có nhiệm vụ tập trung một khối lượng bầu, bí, dưa chuột lớn từ các nhà sản xuất hay các nhà cung ứng và tiến hành bán, phân phối cho các nhà bán lẻ hay nhà xuất khẩu.

- Nhà bán lẻ: là các nhà buôn nhỏ, mua các loại sản phẩm trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc người bán buôn và đem bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

- Đại lý và môi giới: là những chủ thể trung gian hỗ trợ tham gia kênh phân phối nhưng không có tư cách pháp nhân trong kinh doanh.

Những yêu cầu để lựa chọn kênh phân phối:

- Kênh phân phối đang hoặc sẽ chọn lựa không bị cản trở về mặt pháp luật trên thị trường mục tiêu.

- Cấu trúc và các phương tiện trang bị của kênh phải phù hợp với việc phân phối và vận động hàng hóa ở mọi khâu.

- Các dòng chảy trên kênh đều hoạt động thông suốt và luôn thực hiện theo ý đồ và mong muốn của chủ doanh nghiệp

- Tổng chi phí của toàn kênh và từng khâu trong kênh càng thấp càng tốt để giá thành sản phẩm phù hợp với giá cả trên thị trường mục tiêu đã chọn.

- Khi đã chọn kênh phải thực hiện đúng theo từng khâu trong kênh. Khi có sự biến động khách quan của thị trường phải có sự linh động. Tuy nhiên, sự linh động cũng phải xem xét kỹ lưỡng trước khi chuyển hướng của kênh.

Những căn cứ để lựa chọn kênh phân phối:

- Phân tích những đặc điểm của thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đã chọn lựa như: thị trường mục tiêu là tập trung hay phủ rộng, mật độ khách hàng dày hay thưa, lượng sản phẩm tiêu thụ của mỗi khách hàng mỗi lần nhiều hay ít,... Nếu khách hàng trên thị trường tập trung, lượng tiêu thụ mỗi lần lớn như các thành phố, khu công nghiệp, đô thị vào những dịp lễ tết,.. các doanh nghiệp cung ứng rau an toàn có thể chọn kênh phân phối ngắn, thậm trí là trực tiếp nếu có thể.

- Căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm và quy mô sản xuất của doanh nghiệp để chọn lựa các kênh phân phối ngắn hay dài.

- Căn cứ vào khả năng, đặc điểm và các thái độ của các trung gian để bảo đảm sự vận hành thông suốt trên toàn kênh.

- Căn cứ vào kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh để rút kinh nghiệm và cải tiến kênh phân phối cho phù hợp.

- Căn cứ vào quy mô sản xuất, loại hình sở hữu, khả năng điều hành và sự chi phối kênh của các chủ trang trại, các doanh nghiệp nông nghiệp khác để có những kênh phân phối phù hợp

Một phần của tài liệu giáo trình trồng bầu bí dưa chuột mô đun tiêu thụ sản phẩm (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)