Sự cần thiết để cải thiện chuỗi cung ứng trong ngành chế biến Cá Tra, Cá Basa

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao năng suất mặt hàng Cá Tra Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt (Trang 26)

Basa

Mặc dù sản phẩm Cá Tra, Cá Basa chiếm ưu thế hơn so với các sản phẩm khác trong ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam, nhưng giữa các Nhà máy có sự cạnh tranh chủ yếu dựa vào trang thiết bị, vốn và năng lực. Sự thiếu thông tin và hợp tác kém giữa người nuôi và nhà sản xuất cũng như sự cạnh tranh không cân sức giữa các nhà máy với nhau và kết quả là làm cho giá bán giảm. Sự phát triển của chuỗi cung cấp sản phẩm Cá Tra, Cá Basa sẽ giúp các doanh nghiệp cho ra những quyết định phù hợp, tối ưu hóa lợi nhuận và duy trì mối quan hệ lâu dài giữa các bên trong chuỗi cung ứng.

Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL của Trường Đại học Cần Thơ vừa công bố kết quả bước đầu “Phân tích chuỗi giá trị Cá Tra, Cá Basa ĐBSCL”. Qua đây, có thể thấy rõ thêm nguyên nhân của những khó khăn đối với con Cá Tra, Cá Basa hiện nay. [28]

Bản nghiên cứu đã điều tra 431 cá nhân, đơn vị thuộc 6 nhóm, gồm nhóm nuôi Cá Tra, Cá Basa; nhóm hỗ trợ như ngân hàng, kỹ thuật, khuyến ngư; nhóm thương lái; nhóm Công ty chế biến; nhóm người tiêu dùng; nhóm trại giống. Các nhóm này cho biết, hành trình con Cá Tra, Cá Basa từ người nuôi đã đi như thế nào để đến người tiêu dùng. Người nuôi bán cho các Công ty chế biến khoảng 90%, còn 10% bán cho lực lượng thu gom. Lực lượng thu gom bán lại một phần cho các Công ty chế biến, còn lại đưa ra chủ vựa, người bán lẻ nội địa. Các Công ty chế biến cũng có bán một phần nhỏ sản phẩm ở thị trường nội địa và chủ yếu xuất khẩu. Cuối cùng, con Cá Tra, Cá Basa được xuất khẩu 91,4%, tiêu thụ nội địa 8,4%.

Như thế, con Cá Tra, Cá Basa từ người nuôi đi đến người tiêu dùng theo hai kênh phân phối. Kênh thứ nhất qua người thu gom và bán lẻ. Kênh thứ hai qua các Công ty chế biến xuất khẩu. Về giá trị gia tăng thuần ở cả hai kênh phân phối,

28

người nuôi luôn thu được ít hơn người thu gom, bán lẻ hoặc Công ty chế biến. Còn phân tích tổng hợp, trong tổng số lợi nhuận thu được: Công ty chế biến chiếm 78,5%, người nuôi 19,4%, thương lái 2,1%.

Điều này càng cho thấy mức độ trầm trọng của sự mất cân đối trong phân chia lợi nhuận, bởi đã không đủ bù đắp rủi ro cho người nuôi, tác nhân chịu nhiều rủi ro nhất trong các tác nhân tạo ra chuỗi giá trị gia tăng. Nhiều người nuôi đã “treo ao”. Hậu quả của sự không bền vững rất nặng nề bởi Cá Tra, Cá Basa đang chiếm 27% lượng và 20% giá trị của toàn ngành nuôi trồng thủy sản nước ta.

“Mô hình hợp tác xã TACHEEN PLAIN” của Thái Lan rất đáng tham khảo bởi khắc phục được hạn chế của việc nuôi trồng nhỏ lẻ. Khác với các mô hình trên lấy Công ty chế biến làm trung tâm, mô hình này lấy người nuôi làm trung tâm. Ngân hàng cấp vốn cho người nuôi và người nuôi sẽ có các hợp đồng với Công ty giống, thức ăn và Công ty chế biến. Ở đây, người nuôi không phải từng hộ cá thể nhỏ lẻ mà là hợp tác xã có hàng trăm hộ.[28]

Như thế, nếu người nuôi tập hợp lại thành những tổ chức sản xuất lớn, bên cạnh các Công ty chế biến cũng tập hợp thành hiệp hội hoạt động thống nhất thì tình hình manh mún, tự phát, lộn xộn trong ngành nuôi và chế biến Cá Tra, Cá Basa sẽ được khắc phục. Từ đó, có thể hy vọng đạt tới mục tiêu phát triển bền vững cả về môi trường, thị trường và xã hội.

1.5 Tiêu chuẩn Global GAP và tiêu chuẩn BRC1.5.1 Tiêu chuẩn Global GAP

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao năng suất mặt hàng Cá Tra Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt (Trang 26)

w