Trái Đất chịu lực hấp dẫn của Mặt Trăng nhưng khi di chuyển quay quanh tâm chung của hệ thống Mặt Trăng - Trái Đất nó cũng sinh ra một lực li tâm đối kháng với sức hút của Mặt Trăng. ở tâm Trái Đất, 2 lực đó cân bằng nhau, nhưng ở phía hướng về Mặt Trăng thì lực hút của Mặt Trăng mạnh hơn, còn ở phía đối diện thì lực li tâm lại mạnh hơn.
Kết quả là vật chất trên Trái Đất có xu hướng nhô lên ở 2 phía: phía hướng về Mặt Trăng và phía đối diện với Mặt Trăng. Hiện tượng đó gọi là sóng triều (thủy triều, thạch triều, khí triều). Do sự chuyển động của Trái Đất quanh trục nên về nguyên tắc trong một ngày ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất thủy triều trong các biển và đại dương cũng có 2 lần lên xuống (một lần ở phía hướng về Mặt Trăng và một lần ở phía đối diện).
- Chuyển động của hệ thống Mặt Trăng - Trái Đất quanh Mặt Trời còn gây nên hiện tượng nhật thực - nguyệt thực.
5. Mặt Trời.
5.1. Các số liệu về Mặt Trời.
- Mặt Trời là một quả cầu khí nóng bỏng khổng lồ, đư ờng kính của cầu sáng (quang cầu) D = 1.329.000 km; thể tích của nó V = 1,41 . 1013 km3.
Khối lượng M = 1,99.1030 kg, bằng 99,866% khối lượng của toàn hệ; khối lượng riêng trung bình ρ = 1,41 kg/dm3 gia tốc trọng trường g = 274 m/s . ²
Mặt Trời tự quay quanh trục, chu kì quay của vật chất ở vùng xích đạo bằng 25 ngày, ở gần cực là 30 ngày.
- Mặt Trời luôn luôn phát sáng, nhiệt độ của quang cầu là 6000 C, còn ở trong lòng Mặt Trời tới hàng chục triệu độ. º
Theo các nhà khoa học thì nguồn nhiệt mà Mặt Trời có đư ợc là do các phản ứng hạt nhân giải phóng năng lượng liên tục xảy ra trong lòng Mặt Trời. Nhờ có nguồn nhiệt đó mà Trái Đất của chúng ta được sưởi ấm và sự sống tồn tại đư ợc.