nhất (Vua) đặt ra; 2) nội dung chính yếu của pháp lệnh là thưởng và phạt; 3) nguyên tắc của pháp là kịp thời, dễ hiểu, dễ thi hành; công bằng và bênh vực kẻ yếu; được thực thi như nhau đối với tất cả mọi người, mọi tầng lớp dưới vua
- Trong quan điểm của Hàn Phi Tử pháp còn có nghĩa là lệnh “ cấm”, là những gì kẻ thống trị đòi hỏi một chiều ở nhân dân, kẻ bị trị không có quyền ngược lại. Ai làm đúng thì được thưởng, trái lệnh đó sẽ bị phạt bị trừng trị. Thưởng và phạt là hai cái cán giúp cho thống trị kiểm soát, nô dịch nhân dân
Để thực thi pháp có hiệu quả, trở thành một công cụ hữu hiệu thì kẻ thi hành phải công bằng vô tư. Hàn Phi khẳng định “Phàm người rơi lệ, không đành lòng gia hình cho kẻ khác là nhân: nhưng buộc không thể không gia hình cho kẻ khác là Pháp”.
-Theo Hàn Phi, nội dung chính yếu của Pháp là thưởng và phạt:
1) Con người có tâm lý ham thưởng sợ phạt nên áp dụng thưởng phạt là phương pháp cai trị hữu hiệu nhất
2) Nếu vua chúa để mắt nhìn, để tai nghe và dùng đầu óc để suy tư thì dễ bị thần thuộc và a dua, lừa bịp. Một khi đã áp dụng luật lệ thưởng phạt thì sẽ tránh được những điều tệ hại đó bởi điều thưởng phạt là phán xét theo sự kiện khách quan, việc gì đáng thưởng điều gì đáng phạt, đều được định sẵn bằng luật lệ minh bạch, khỏi bị ảnh hưởng bởi tình cảm chủ quan. 3) Thưởng phạt là lợi khí sắc bén để vua chúa kiểm soát được thần thuộc
- Trong đó Pháp là Pháp luật và phải gắn liền với thế và thuật. Pháp được ví như cái dây, cái thước hay trật tự trong những tiêu chuẩn để đo lường hành vi con người.