1. Nội dung
Hàn Phi không phải là người đầu tiên nêu lên học thuyết Pháp trị mà trước đó Quản Trọng, Thương Ưởng và Thân Bất Bại đã là người khởi xướng. Tư tưởng của Hàn Phi đối nghịch lại với tư tưởng của Nho giáo ( vốn cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng Nhân trị và Đức trị). Ông cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật: “Pháp luật không hùa theo người sang...khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ xót của kẻ thất phu”
Theo Hàn Phi để dựng nước và giữ nước bậc làm vua phải biết sử dụng thứ công cụ vạn năng là pháp luật.
• QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI
- Giáo dục, thuyết phục không thể là phương tiện thay đổi tính ác của con người thành tính thiện được, mà phải lấy cái ác để chế ngự cái ác.
- Ông đứng trên quan điểm vị lợi của con người để giải thích về mọi quan hệ xã hội, kể cả quan hệ huyết thống
- Ông cũng giải thích lòng vị kỷ, vụ lợi của con người lấy cơ sở là những chuẩn mực giá trị mà xã hội coi trọng, đó chính là hệ thống chuẩn mực giá trị liên quan tới quyền lợi vật chất, địa vị xã hội như tiền bạc, nhà cửa ruộng vườn, chức tước, quan lại.
• QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO
- Lãnh đạo là phải nắm vững nghệ thuật sử dụng và duy trì quyền lực
- Nhà lãnh đạo trị vì đất nước cũng phải biết cách dùng người, dụng nhân như dụng mộc, tập hợp quanh mình bầy tôi giỏi để có thể trị quốc an dân
- Một trong những bài học quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo là phải hiểu được lòng dân
• QUAN NIỆM VỀ QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI CAI TRỊ VÀ KẺ BỊ TR
- Người cai trị có thể thực hiện ý muốn của mình đối với kẻ bị trị bất chấp sự chống đối - Hàn Phi coi trọng quyền lực của nhà lãnh đạo
- Đánh giá năng lực người quản lý, Hàn Phi nêu 3 mức: + Bậc vua thấp kém dùng hết khả năng mình
+ Bậc vua trung bình dùng hết sức của người, của nhân dân + Bậc vua cao hơn dùng hết trí của người, lúc đó vua như là thần
Hạn chế trong tư tưởng của Hàn Phi chính là mô hình quản lý pháp trị cứng nhắc theo một trật tự quyền lực từ cao nhất đến thấp nhất trong bậc thang quyền lực
• QUAN NIỆM VỀ NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI
1. Pháp