Câu 12: Ưu, nhược điểm thuyết đức trị

Một phần của tài liệu Đề cương quản lý hành chính công - Đại học Luật (Trang 45)

Ưu điểm của học thuyết đức trị:

• Đường lối đức trị từ Khổng Tử lấy nhân nghĩa làm gốc , coi trọng vai trò của dân đã thể hiện quan điểm nhân bản sâu sắc.

• Học thuyết nhấn mạnh đến những giá trị đạo đức nhiều hơn là chính trị. Nếu chúa Giêsu dạy: đạo đức là bác ái, phật Thích Ca dạy: đạo đức là từ bi thì Khổng Tử dạy: đạo đức là nhân nghĩa.

• Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Biểu hiện thông qua 3 sự phục tùng ( quân –thần; phụ- tử; phu- phụ) và 5 đức là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.Đó là những tiêu chẩn đạo đức nhằm cải tạo con người và hoàn thiện nhân cách của con người.

• Một trong những tư tưởng tiến bộ của Khổng Tử trong quản lý là nhà quản lý được chọn lựa và đề bạt dựa trên năng lực và phẩm cách đạo đức chứ không phải theo giai cấp hay huyết thống.

Hạn chế của học thuyêt này:

• Hạn chế trong tư tưởng của Khổng Tử là còn tồn tại một số tư tưởng nghiêm khắc, bảo thủ khi đặt nặng con người trong các mối quan hệ tam cương ngũ thường.Trong các mối quan hệ này nó phản ánh tính 2 mặt ,bên cạnh việc gia đình được củng cố các quan hệ xã hội được duy trì, xã hội được duy trì thì nó còn cho thấy sự cứng nhắc, khô khan, khuân mẫu.Trong xã hội , không có sự bình đẳng với người phụ nữ , người phụ nữ bị trói buộc vì tam tòng tứ đức họ không có quyền tự do quyết định cuộc sống của mình. Trong các mối

quan hệ thì quan hệ vua tôi là quan trọng nhất ,bề tôi phải tuyệt đối trung thành, vua bảo bề tôi phải chết thì bề tôi phải chết.

Một phần của tài liệu Đề cương quản lý hành chính công - Đại học Luật (Trang 45)