II. Tìm hiểu bài thơ
3. Khổ thơ cuối.
Trăng:
- Tròn vành vạnh - Kể chi người vô tình - Im phăng phắc
Trăng cứ tròn vành vạnh, tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹ nguyên chẳng thể phai mờ. Trăng không thay đổi, vẫn tràn đầy vẹn nguyên, thế mà lại bị con người lãng quên. Hình ảnh vầng trăng thể hiện trong chiều sâu suy tưởng mang tính triết lý sâu sắc: Nhắc nhở người đọc thái độ sống ân nghĩa thuỷ chung.
- Từ sự im lặng ấy, trăng như một nhân chứng nghĩa tình nghiêm khắc nhắc nhở con người phải day dứt, trăn trở để nhìn lại chính mình, tìm lại mình, tìm lại những điều lãng quên trong quá khứ, một quá khứ đẹp và bất diệt
- Điều làm xúc động lòng người là trăng không chỉ thuỷ chung mà còn rất cao thượng vị tha, lặng lẽ khoan dung.
III. Tổng kết
- Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện qua một câu chuyện riêng, bằng sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu tâm tình, nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngâm Kiều Nguyệt Nga tha thiết, khi thì thầm lặng suy tư.
- Hình ảnh vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc: biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng của cuộc sống mang chiều sâu tư tưởng triết lý; tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên tràn đầy bất diệt.
- Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi cảm.
BÀI TẬP:
Câu 1: Dựa vào mạch tự sự của bài thơ,hãy cho biết nhà thơ tập trung nói về sự kiện nào.Đâu là chi tiết có tính bước ngoặt để nhà thơ bộc lộ tâm trạng của mình.
Gợi ý:
- Sự kiện chính : Buyn-đinh mất điện,nhà thơ mở cửa,bất ngờ gặp ánh trăng.Chi tiết mở cửa gặp trăng là chi tiết có ý nghĩa bước ngoặt,mở ra 1 trường tâm trạng của nhà thơ(nhớ về quá khứ,suy ngẫm về cách sống trong hiện tại,...)
- Những từ “thình lình”, “vội”, “đột ngột”...
- Gặp trăng trong tình thé bất ngờ nhưng đó là sự kiện tạo nếnự chuyển biến mạnh mẽ trong cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ.
Câu 2:Đoạn kết bài thơ có câu:
“Trăng cứ tròn vành vạnh”
a,Chép tiếp các câu thơ tiếp để hoàn thành khổ cuối bài thơ?
b,Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì?Từ đó em hiểu gì về chủ đề bài thơ?
Gợi ý:
a,Chép khổ cuối bài thơ:
b,hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa tượng trưng.
- Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên,tươi mát,là người bạn suốt thời nhỏ tuổi,hồi chiến tranh ở rừng.
- Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình,hơn thế trăng còn mang vẻ đẹp bình dị,vĩnh hằng của đời sống.
- Ở khổ thơ cuối,trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên,chẳng thể phai mờ,là người bạn,nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta.Con người có thể vô tình,có thể lãng quyên thiên nhiên nhưng thiên nhiên (quá khứ) thì luôn tròn trịa,bất diệt.
* Chủ đề của bài thơ “Ánh trăng”
- Bài thơ là tiếng lòng,là những suy ngẫm thấm thía,nhắc nhở ta về thái độ,tình cảm về đối với những năm tháng gian lao,tình nghĩa,đối với thiên nhiên,đất nước.
- Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở mọi người về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”,ân
nghĩa,thuỷ chung.
Câu 3: Tính chất triết lý và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ thể hiện rõ nhất ở đoạn thơ nào?Vì sao em khẳng định như vậy?
Gợi ý:
Khổ thơ cuối thể hiện rõ nhất tính triết lý và chiều sâu suy ngẫmcủa nhà thơ:
+ “Trăng cứ tròn vành vạnh” : Thể hiện sự trong sáng,tròn đầy,thuỷ chung.
+ “Đủ cho ta giật mình”: Giật mình vì trăng đầy đặn nghĩa tình,mà mình lại có lúc quên trăng;giật mình vì trăng bao dung,nhân hậu,mà mình lại là kẻ vô tình;giật mình vì đã có lúc mình quên bạn bè,quên quá khứ.
⇒ Qua đây bài thơ nhắc nhở mọi người phải biết hướng về quá khứ,phải thuỷ chung với quá khứ.
Đề bài: Xuyên suốt bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy là hình tượng ánh trăng.Em hiểu hình tượng đó như thế nào?
Dàn ý phần thân bài:
* Cảm nhận,suy nghĩ về vẻ đẹp của vầng trăng với những kỷ niệm nghĩa tình trong quá khứ.
- Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên,tươi mát,là người bạn suốt thời nhỏ tuổi,hồi chiến tranh ở rừng.
- Vầng trăng quá khứ là người bạn bình dị,hiền hậu nghĩa tình,là quá khứ không thể phai mờ.
- Vầng trăng là thiên nhiên,đất nước,là vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống.
- Là nhân chững nghĩa tình,hiền hậu,bao dung và cũng rất nghiêm khắc để con người phải “giật mình”thức tỉnh lương tâm.Nó có tác động khách quan dễ làm thay đổi nhận thức,,cách sống của con người.
- Vầng trăng vừa là hình ảnh nhân hoá,vừa là hình ảnh ẩn dụ mang nghĩa tượng trưng.
* Cảm nhận về sự thay đổi suy nghĩ,nhận thức của của con người do tác động khách quan của vầng trăng.
- Người bạn tri kỷ trong quá khứ là vầng trăng có lúc bị lãng quên,bị coi như người xa lạ.
- Hoàn cảnh,tình huống bất ngờ: “Thình lình đèn điện tắt” để “đột ngột vầng trăng
tròn” xuất hiện làm con người nhận ra sự vô tình,vô nghĩa của mình.
Cảm xúc “rưng rưng” trước người bạn đầy tình nghĩa,thuỷ chung là 1 sự thức tỉnh chân thành để cảm nhận và thầm thía hơn về quá khứ, để tự mình phải rút ra bài học về cách sống ân nghĩa,thuỷ chung,về lòng biết ơn trong cuộc sống.
- Bài học đánh thức lương tâm mỗi người bằng 1 câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian,Giọng điệu thủ thỉ,tâm tình,khi ngân nga,thiết tha cảm xúc,khi trầm lắng, đầy ắp suy tư,điều đó làm người đọc cảm nhận được sự chân thành, tha thiết.
---