Ý thức học tập sau lần đó.
Câu 1. Hãy gạch chân các từ láy trong đoạn văn sau :( 1 đ )
“ Trăng đã lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm cát trắng đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thâm thẫm. Dưới ánh trăng lấp lánh, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát phẳng lì”
Câu 2 : ( 2 đ )
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã, Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.” (Tế Hanh)
- Chỉ ra những từ ghép Hán Việt và biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu trên ?
- Nghĩa của những từ ghép Hán Việt ấy ?
Câu 3 . ( 1 đ )
Giá trị nội dung của Truyện Kiều. Câu 4. ( 6 đ )
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của 2 khổ thơ sau. Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng ……… Trăng cứ tròn vành vạch kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.
( “Ánh trăng” – Nguyễn Duy)
Câu 1: Từ láy : lấp loáng, sừng sững, thâm thẫm, lấp lánh, lăn tăn, mơn man Câu 2:
- Những từ ghép Hán Việt ở hai câu thơ: tuấn mã, trường giang: . . . .0,5 điểm.
(nêu được 01 trong 02 từ, cho 0,25 điểm) - Nghĩa của hai từ ghép Hán Việt:
+ tuấn mã là ngựa tốt (hoặc nói: ngựa khỏe, ngựa chạy nhanh): . . . .0,5 điểm.
+ trường giang: sông dài ( nói sông rộng vẫn chấp nhận): . . . 0,5 điểm.
- Sử dụng biện pháp tu từ : so sánh :. . . .0,5 điểm.
Câu 3.
Giá trị nội dung :
+ Hiện thực : Bức tranh về một xã hội bất công tàn bạo, lên án tố cáo những thế lực xấu xa
+ Giá trị nhân đạo : Tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, khẳng định, đề cao tài năng , nhân phẩm và những khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, tình yệu, hạnh phúc….
Câu 4.
1. 1. Phần mở bài.
* Có phần mở bài và biết cách mở bài . 0,5đ 1. 2. Phần thân bài.
Các ý trong bài có thể sắp xếp, trình bày tách hoặc gộp theo hững cách khác nhau, miễn là đạt được các nội dung khác nhau.
a) Trình bày được những hiểu biết nhất định về tác giả, tác phẩm. 0,5đ b) Trình bày được cảm nhận về nội dung của hai khổ thơ. 3đ.
* Vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát…….. Trong phút chốc sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng đã làm và dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu “Như là đồng là bể – như là sông là rừng” hiện hình trong nỗi nhớ, trong cảm xúc rưng rưng của một con người đang sống giữa phố phường hiện đại . 1,5đ
* Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, hơn thế nữa trăng là vẻ đẹp bình dị của đời sống. Ngoài ra vầng trăng còn thể hiện chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm. “ Trăng cứ tròn vành vạch như tưọng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ” “ ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn, là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc trong nhắc nhở của nhà thơ (và cả mỗi chúng ta). Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt………… 1,5đ
c) Trình bày được những cảm nhận về vẻ đẹp nghệ thuật của hai khổ thơ. 1,5đ - Giọng thơ thiết tha trầm lắng, tạo nên tính chân thực, sức truyền cảm sâu
sắc. 0,5đ
- Hình ảnh ánh trăng giàu tính biểu cảm . 0,5đ.
- Những từ láy “ rưng rưng, vành vạch, phăng phắc” có giá trị gợi tả cao. 0,5đ 1. Phần kết bài.
- Cân có sự cảm nhận và biết cách kết bài. 0,5đ
Lưu ý: Khi chấm câu 5.
- Cần có sự cân nhắc khi cho các mức điểm tối đa. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh vừa trình bày đúng ý vừa đáp ứng được yêu cầu 3 và 4 về kĩ năng.
- Toàn câu không cho quá 3 điểm khi bài đáp ứng yếu một trong các yêu cầu về kĩ năng.
ĐỀ 6 :
Câu 1 (3 điểm) : Viết đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau :
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
Câu 2(2 điểm) : Cho câu sau : Yêu quốc văn, yêu văn Việt thì tâm hồn ta sẽ dạt dào
thêm sức sống, sức cảm xúc, yêu mến và suy nghĩ, do đó mà thêm sức chiến đấu.
Câu 3 : ( 5 đ) Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò truyện với người lính lái xe trong tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò truyện đó.
(Xuân Diệu)
Hãy viết 3 – 4 câu văn mang tính chất giới thiệu câu nói của Xuân Diệu dưới hình thức lời dẫn trực tiếp.
Câu 1 : Chỉ ra phép tu từ ẩn dụ : mặt trời của mẹ.
Phân tích tác dụng : Khẳng định ý nghĩa lớn lao của em Cu Tai đối với cuộc đời mẹ. Hình ảnh mặt trời của mẹ đặt trong sự đối sánh với mặt trời của bắp. Em Cu Tai trở nên
lớn lao và thiêng liêng, là niềm tin của đời mẹ, toả sáng và rạng rỡ như mặt trời trên cao.
Câu 2 : Viết đoạn văn có lời dẫn trực tiếp :
- Đúng hình thức đoạn văn, đủ số lượng câu( 0,5đ)
- Đoạn văn giới thiệu được câu nói của Xuân Diệu hợp lí và dẫn câu nói ( 1,5đ)
* Đáp án và biểu điểm :
Câu 3 : ( 5 đ) A. Yêu cầu.
Thể loại : tự sự ( có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận ).
Nội dung : Cuộc trò truyện giữa em và anh bộ đội lái xe trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
B. Dàn ý.
I. Mở bài :
- Giới tiệu tình huống gặp gỡ ( thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật ) II. Thân bài : Diễn biến của cuộc gặp gỡ.
1. Khắc hoạ hình ảnh người lính lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc.
Giọng nói : khoẻ, vang… Tiếng cười : sảng khoái …
Khuôn mặt : thể hiện vẻ già dặn, từng trải nhưng vẫn có nét hóm hỉnh, yêu đời. ( Yếu tố miêu tả nội tâm : miêu tả những suy nghĩ tình cảm của em khi gặp gỡ người chiến sĩ )
2. Cuộc trò truyện giữa em với người chiến sĩ.
Người lính Trường Sơn kể lại cuộc sống chiến đấu, những năm tháng đánh Mĩ gian khổ ác liệt. ( Dựa vào nội dung bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ lái xe : tình cảm, những đặc điểm phẩm chất của anh bộ đội trong chiến tranh. )
Bày tỏ những suy nghĩ của em về chiến tranh, về quá khứ hào hùng của cha anh là trang sử vẻ vang chói lọi ( yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận ).
Trách nhiệm gìn giữ hoà bình ( yếu tố nghị luận ). III. kết bài :
ĐỀ 7 :ĐỀ BÀI: ĐỀ BÀI: