Nội dung ôn tập: Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - NĂM HỌC 2014 – 2015 (Trang 58)

a) Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

b) Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

c) Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn” Phương châm “xưng khiêm, hô tôn” được hiểu là khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối diện một cách tôn kính.

II/ Luyện tập

1-Bài tập 2: (SGK trang 40).

Trong văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người, nhưng vẫn xưng hô chúng tôi chứ không

xưng tôi. Giải thích vì sao?

- Văn bản khoa học là những văn bản trình bày về các nội dung khoa học; bao gồm văn bản khoa học chuyên sâu,

văn bản khoa học giáo khoa và văn bản khoa học phổ cập.

- Việc dùng chúng tôi thay cho tôi nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản.

Ngoài ra việc dùng từ ngữ xưng hô như vậy còn thể hiện sự khiêm tốn của tác giả. - Song, trong những tình huống nhất định cần nhấn mạnh ý kiến cá nhân thì dùng tôi tỏ ra thích hợp hơn.

2-Bài tập 3: (SGK trang 40).

- Từ xưng hô mà cậu bé dùng với mẹ: - Mẹ (Thông thường.

- Từ xưng hô mà Thánh Gióng dùng với sứ giả: Ta - ông (Cách xưng hô khác thường => Thể hiện sự khác thường

của Thánh Gióng).

3-Bài tập 4: (SGK trang 40).

- Cách dùng từ xưng hô:

+ Danh tướng: 1. Thầy – con; 2. Thầy – con. + Thầy giáo già: Ngài.

- Người học trò: Thể hiện thái độ kính cẩn và lòng biết ơn của vị tướng với thầy giáo mình.

Chúng ta cần nói theo tinh thần “Tôn sư trọng đạo”.

4-Bài tập 5: (SGK trang 40, 41).

- Trước năm 1945: Nước ta là một nước phong kiến. Người đứng đầu nhà nước là vua: Xưng hô với dân là trẫm.

- Bác-Người đứng đầu nhà nước Việt Nam dân chủ công hoà: Xưng tôi và gọi dân chúng là đồng bào: Tạo cảm giác

gần gũi với người nghe. Đánh dấu một bước trong quan hệ giữa nhân dân với lãnh tụ (Lãnh tụ với nhân dân) trong

một nước dân chủ.

5-Bài tập 6: (SGK trang 41).

- Cai lệ: Thằng kia, … ông … mày. - Người nhà lý trưởng: Chị … chị … chị.

- Chị Dậu: Nhà cháu…cháu…hai ông…cháu. - Cai lệ: Mày … mày.

- Chị Dậu: Nhà cháu … ông. - Cai lệ: Ông … mày.

- Chị Dậu: Cháu … ông … nhà cháu… - Chị Dậu: Tôi … ông.

- Chị Dậu: Mày … bà.

à Cai lệ: Kẻ có quyền lực: Cách xưng hộ thể hiện trịch thượng, hống hách.

à Chị Dậu: Lúc đầu hạ mình, nhẫn nhục vì là người dân bị áp bức. Nhưng sau thay đổi hoàn toàn: Tôi-ông, bà-mày:

Thể hiện thái độ phẫn uất, căm tức àCách phản kháng quyết liệt của một con người bị dồn đến bước đường cùng.

=> Thể hiện rõ nhan đề văn bản “Tức nước” thì ắt “Vỡ bờ”.

* Bài tập nâng cao:

1) Bài tập 1:

Trong tiếng Việt, các từ anh, ông đều được sử dụng để chỉ người nói, người nghe và người được nói đến. Hãy lấy ví dụ minh họa.

Gîi ý: Từ anh:

- Người nói: Em cho anh hỏi việc này. - Người nghe: Anh hãy lắng nghe em nói.

- Người được nói đến: Bạn đến tìm anh ấy có việc gì? Từ ông: tìm tương tự.

2) Bài tập 2: Đọc đoạn thơ sau:

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời..

Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường... (Việt Bắc - Tố Hữu)

a) Cách xưng hô Bác, Người, Ông Cụ giống nhau ở điểm nào? b) Sự khác nhau về sắc thái biểu cảm của các từ trên?

Gîi ý: a) Cách xưng hô Bác, Ông Cụ, Người trong đoạn thơ giống nhau là đều cùng chỉ Bác Hồ.

b) Sự khác nhau về sắc thái biểu cảm :

- Bác: Biểu hiện sắc thái thành kính - thân thiết ruột thịt. - Người: Biểu hiện sắc thái thành kính - thiêng liêng cao quý. - Ông Cụ: Biểu hiện sắc thái thành kính - bình dân, mộc mạc.

3)Bài tập 3

Ông cụ giáo Khuyến tựa trên chiếc gậy song đang đứng bên phải. Đã thành lệ, buổi sáng nào ông cụ già hàng xóm đi xếp hàng mua báo về cũng ghé vào thăm sức khỏe của Nhĩ.

- Cụ ạ - Nhĩ hất đầu ra hiệu về phía đầu tấm nệm nằm của mình – Cháu Huệ có gửi lại chìa khóa cho cụ.

- Hôm nay ông Nhĩ có khỏe không nhỉ? - Dạ , con cũng thấy như hôm qua...

Tại sao cụ giáo Khuyến gọi Nhĩ là “ông” mà Nhĩ lại xưng với cụ là “con”? Gîi ý : Đây là cách xưng hô mà ta rất hay bắt gặp trong đời sống.

- Cụ giáo Khuyến gọi Nhĩ là “ông” thể hiện sự tôn trọng. - Còn Nhĩ xưng với cụ là “con” thể hiện sự lễ phép, gần gũi.

4) Bài tập 4: Viết một đoạn văn kể chuyện, trong đó nhân vật chính thay đổi cách

xưng hô với người đối thoại hai lần.

CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾPI/ Nội dung ôn tập I/ Nội dung ôn tập

Cú hai cỏch dẫn lời núi hay ý nghĩ (lời núi bờn trong) của một người, một nhân vật:

- Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyờn văn lời núi hay ý nghĩ của một người hoặc nhõn vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kộp.

- Dẫn giỏn tiếp, tức là thuật lại lời núi hay ý nghĩ của người hoặc nhõn vật , cú điều chỉnh cho thớch hợp; lời dẫn giỏn tiếp khụng đặt trong dấu ngoặc kộp.

II/ Luyện tập

1) Bài tập 2: (SGK trang 54, 55).

a/. Dẫn trực tiếp: Trong “Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức II của Đảng”, Chủ tịch HCM

nêu rõ: “Chúng ta … anh hùng”.

- Dẫn gián tiếp: Trong “Báo cáo…”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng chúng ta …

b/ Dẫn trực tiếp: Trong cuốn sách “Chủ tịch HCM…thời đại”, đồng chí Phạm Văn Đồng viết: “Giản dị … làm được”.

- Dẫn gián tiếp: Trong cuốn sách “Chủ tịch …”, đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng giản dị…

2) Bài tập 2: : Nhận xét lời dẫn và lời người dẫn trong các trường hợp sau. Nếu sai hãy sửa lại cho đúng: sửa lại cho đúng:

a) Cha ông ta đã khẳng định vai trò của người thầy trong câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”.

b) Con người sống có bản lĩnh sẽ không bị những ảnh hưởng xấu bên ngoài tác động đến. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, tục ngữ chẳng đã nhắc nhở ta như thế hay sao?

Gîi ý: - Trường hợp a: đúng.

- Trường hợp b: Lời người dẫn nói về nội dung: người có bản lĩnh sẽ không bị ảnh hưởng xấu từ môi trường sống; nhưng lời dẫn là câu tục ngữ lại có nội dung nói về ảnh hưởng của môi trường sống đến con người.

- Như vậy lời dẫn và lời người dẫn không phù hợp nhau nên có thể thay một trong hai yếu tố trên.

3) Bµi tËp 3: Chuyển các lời dẫn trực tiếp trong các trường hợp sau sang lời dẫn gián tiếp: tiếp:

a) Sáng hôm qua Lan khoe với tôi: “ Mẹ mình mới mua cho mình bộ sách giáo khoa lớp 9”

Gîi ý: a) Sáng hôm qua, Lan khoe với tôi rằng mẹ bạn ấy mới mua cho bạn ấy bộ

sách giáo khoa lớp 9.

Theo đó HS có thể chuyển bằng cách khác.

4) Bµi tËp: Viết đọan văn nghị luận có nội dung liên quan đến ý kiến sau đây và trích dẫn ý kiến đó theo hai cách dẫn: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp: dẫn ý kiến đó theo hai cách dẫn: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp:

“ Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.

(Hồ Chí Minh, báo cáo Chính trị tại Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng)

---

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

1) Công dụng của từ Hán Việt?

Trong nhiều trường hợp người ta dùng từ Hán Việt để: - Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.

- Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ. - Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xa xưa.

Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

2) Từ mượn là gì? Nêu nguyên tắc mượn từ? a) Từ mượn:

Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc

điểm,....mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó là các từ mượn.

Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Vịêt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt)

Bên cạnh đó, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga,..

Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.

b) Nguyên tắc mượn từ:

Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.

3) Từ mượn và từ thuần Việt khác nhau như thế nào?

Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra. Còn từ mượn là những từ mà chúng ta phải vay mượn từ các tiếng nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hán, ….trong đó một bộ phận từ mượn phong phú và quan trọng nhất trong tiếng Việt được mượn từ tiếng Hán.

4) Tại sao tiếng Việt lại vay mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài? Nếu không vay

Vay mượn là một hiện tượng tất yếu của các ngôn ngữ trên thế giới nhằm làm giàu cho tiếng mình. Tiếng Việt đã vay mượn từ ngữ của một số ngôn ngữ nước ngoài và Việt hóa chúng thành một bộ phận trong vốn từ tiếng Việt. Nếu không vay mượn từ ngữ nước ngoài, tiếng Việt phải tự tạo ra từ mới để diễn đạt những sự vật, hiện tượng, khái niệm mới xuất hiện. Con đường này rất khó, nhất là khi tạo ra từ ngữ mới trong lĩnh vực khoa học.

---

TỪ XÉT VỀ NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪI/ Nội dung ôn tập I/ Nội dung ôn tập

1. Nghĩa của từ: Là nội dung mà từ biểu thị. Ví dụ: Bàn, ghế, sách…

2. Từ nhiều nghĩa: Là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tợng chuyển nghĩa. Ví dụ:

3. Hiện t ợng chuyển nghĩa của từ:

a. Các từ xét về nghĩa: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.

* Từ đồng nghĩa: là những từ cùng nằm trong một trường nghĩa và ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

VD: xinh- đẹp, ăn- xơi

- Từ đồng nghĩa có thể chia thành hai loại chính: + Từ đồng nghĩa hoàn toàn

VD: quả- trái, mẹ- má…

+ Đồng nghĩa không hoàn toàn:

VD: khuất núi- qua đời, chết- hi sinh…

* Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau VD: cao- thấp, béo- gầy, xấu- tốt…

* Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

VD:

- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lờn.

- Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.

b, Cấp độ khái quát nghĩa của từ:

- Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.

- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.

VD: Động vật: thú, chim, cá + Thú: voi, hơu… + Chim: tu hú, sáo…. + Cá: cá rô, cá thu…

c, Trờng từ vựng: Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - NĂM HỌC 2014 – 2015 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w