Công tác quản lý chất lượng máy thi công.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TÂY HỒ (Trang 34 - 38)

- Sử dụng vật tư sai lệch về kỹ thuật so với bản vẽ thiết kế

2.2.3.Công tác quản lý chất lượng máy thi công.

2.2.3.1. Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý chất lượng máy thi công.

Công ty tiến hành xây dựng và quản lý hồ sơ của từng máy móc thiết bị, phương tiện theo từng năm. Tiến hành ghi sổ nhật ký tình hình sử dụng các thiết bị, phương tiện và đánh giá định kỳ hàng năm. Điều này sẽ giúp Công ty kiểm soát được tình trạng từng máy móc thiết bị, kịp thời phát hiện những hỏng hóc và có kế hoạch bảo dưỡng thích hợp.

Định kỳ Công ty tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phương tiện theo đúng quy định của ngành. Công ty luôn thực hiện đúng kế hoạch sửa chữa lớn hàng năm đặt ra vì sửa chữa lớn bao gồm các công việc rất quan trọng đối với máy móc, thiết bị như: Hệ phát động lực, hệ truyền động hoặc hệ công tác, thay khung máy… Công việc sửa chữa này do bộ phận chuyên trách đảm nhiệm do tính năng của máy móc, thiết bị rất phức tạp.

Bảng 2.8: Kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng từng năm.

Định mức Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

KH TH % KH TH % KH TH %

Sửa chữa lớn 8 8 100 7 7 100 8 8 100

Bảo dưỡng 630 635 100.8 525 525 100 680 689 101.3

Sửa chữa vừa 43 44 102.3 46 78 104.3 47 47 100

Sửa chữa nhỏ 127 131 103.1 136 138 101.5 147 151 102.7

(Nguồn: Phòng kế hoạch - Kỹ thuật)

Còn bảo dưỡng là việc diễn ra thường xuyên nhằm đảm bảo cho máy móc, thiết bị hoạt động được một cách bình thường. Hàng năm số lần bảo dưỡng thường xuyên lớn hơn so với kế hoạch do máy móc, thiết bị của Công ty đã cũ, thêm vào điều kiện làm việc khắc nghiệt do vậy thường xảy ra hỏng hóc. Việc bảo dưỡng thường do chính công nhân vận hành máy tiến hành đều đặn theo kế hoạch.

Sửa chữa vừa và nhỏ được tiến hành định kỳ nhằm thay thế một số bộ phận hao mòn qua sử dụng như: Hàn vá bên ngoài, bổ sung dầu mỡ, các hệ thống đèn an toàn, phát tín hiệu và chiếu sáng. Do máy móc, thiết bị ở Công ty đã cũ và các công trình ở xa điều kiện thời tiết địa hình không thuận lợi nên hàng năm Công ty đều vượt kế hoạch về sửa chữa vừa và nhỏ. Các sửa chữa này phần lớn do công nhân của Công ty tự sửa chữa hoặc công nhân chuyên trách của đội thi công cơ giới chịu trách nhiệm.

Hàng năm Công ty đều lập kế hoạch trích khấu hao, mức trích phụ thuộc vào số lượng máy móc, thiết bị hiện có trong Công ty ở thời điểm lập kế hoạch.

Lượng khấu hao được trích dùng lập quỹ để đầu tư máy móc, thiết bị mới và phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa.

2.2.3.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý chất lượng máy thi công.

Công ty không lập kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, Công ty sẽ mua khi nào cần theo yêu cầu công việc hoặc khi máy móc bị hỏng.

Nói chung, năng lực về máy móc, thiết bị thi công, dây chuyền sản xuất của Công ty còn nhiều hạn chế. Một số máy móc, thiết bị đã hết thời gian sử dụng vẫn tiếp tục được đưa vào quá trình thi công như :

- Máy đào KOMATSU, HITACHI, KOBELCO sản xuất tại Nhật, có 9 chiếc nhưng giá trị còn lại là 40 %.

- Máy ép cọc lực nén tới 150 tấn sản xuất tại Việt Nam, có 7 chiếc nhưng giá trị còn lại là 45%.

Trong năm 2007 vừa qua , Công ty có đầu tư mua một số máy móc thiết bị nhưng phần lớn đã qua sử dụng nên chất lượng không cao như:

- Máy trộn bê tông 250L, 350L sản xuất tại Nga, mua 4 chiêc, nhưng giá trị còn lại lúc mua là 80%.

- Máy cắt đá sản xuất tại Nhật, mua 2 chiếc, nhưng giá trị còn lại lúc mua là 90%.

- Xe ủi DZ 171, T130 ( 110 CV ) sản xuất tại Nga, mua 1 chiếc nhưng giá trị còn lại lúc mua là 85%

Sự hạn chế trong năng lực về máy móc thiết bị của Công ty đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả quản lý chất lượng các công trình cũng như khả năng tham gia dự thầu một số công trình có giá trị lớn.

Do khả năng lập kế hoạch của Công ty còn kém, việc lập kế hoạch mới chỉ dựa vào các báo cáo của cấp dưới, và tình hình chủ quan của Công ty còn việc dựa vào dự báo nhu cầu của thị trường sản phẩm, thị trường nguyên nhân vật liệu, và biến động của thị trường nên khi có những thay đổi bất ngờ thì Công ty không kịp trở tay. Điều này làm cho máy móc thiết bị của công ty không được sử dụng theo đúng kế hoạch..

Ngoài ra, hiện nay ở các xí nghệp của Công ty thì việc quản lý sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị chủ yếu do một người kiêm nhiệm, đồng thời kiêm luôn cả việc lập kế hoạch về sử dụng và sửa chữa. Nhưng các nhà quản lý này lại chỉ có chuyên môn về ngành kỹ thuật chứ không đào tạo về lập kế hoạch. Do vậy mà công tác lập kế hoạch sửa chữa, sử dụng máy móc còn chứa sát với thực tế.

Bên cạnh đó Công ty cũng chưa đầu tư đúng mức cho máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị đã khá cũ nên công suất hoạt động nhiều khi không như ý muốn. Điều này đã gây ảnh đến việc lập kế hoạch sử dụng máy móc hiệu quả. Ngoài ra việc đầu tư mua máy móc rất tốn kém, nguồn vốn của Công ty cũng có hạn chế, Công ty còn phải đầu tư vào nhiều thứ khác nên một số máy móc Công ty không thể mua mới được, mà thường là đã qua sử dụng ở các nước phát triển.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TÂY HỒ (Trang 34 - 38)