Công tác quản lý vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TÂY HỒ (Trang 30 - 32)

- Trình dộ cao đẳng, trung cấp chuyên ngành kỹ thuật 160 8

2.2.2.Công tác quản lý vật liệu xây dựng.

2.2.2.1. Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý vật liệu xây dựng.

Nguyên nhiên vật liệu của Công ty Tây Hồ có thể chia làm hai loại: - Nguyên vật liệu thông thường như: cát, sỏi, xi măng….

Nguyên vật liệu thông thường Công ty mua trên thị trường và hạch toán như bình thường. Việc cung cấp nguyên nhiên liệu theo số lượng, chủng loại và tiến độ thi công. Doanh nghiệp không dự trữ nguyên vật liệu mà thường mua trực tiếp trên thị trường rồi cung ứng thẳng tới chân công trình. Vì thế Công ty không tốn chi phí cho dự trữ, nhưng nó có điểm yếu là nguồn cung cấp không ổn định và giá cả lên xuống bất thường theo quan hệ cung cầu trong mùa xây dựng.

- Nguyên vật liệu đặc chủng :

Chúng gồm các loại như: Thuốc nổ ADI, Kíp thường, Kíp vi sai, Kíp điện, Dây cháy chậm….Đối với những nguyên vật liệu này căn cứ vào bản thiết kế và tiến độ thi công Công ty tiến hành lập kế hoạch xin cấp phát trình lên Tổng cục, cơ quan cấp trên. Những loại này công ty phải kiểm tra về chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu cũng như độ chính xác an toàn của nguyên vật liệu. Nguồn cung cấp này nhìn chung là ổn định ít biến động vì thế đảm bảo cho máy móc, thiết bị hoạt động liên tục. Nhưng chúng có độ nguy hiểm cao, vì thế đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ nhất định.

Kho bãi dùng để để bảo quản nguyên vật liệu đề đảm bảo theo đúng quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật: để nơi khô thoáng, thường xuyên kiểm tra kho bãi theo định kỳ.

Thủ kho của Công ty đều là những người tốt nghiệp cao đẳng, đại học cho nên họ rất tinh thông nghiệp vụ và có phẩm chất tốt, không có trường hợp mất cắp nào có dính líu tới cán bộ thủ kho.

Hệ thống sổ sách, chứng từ đều hết sức minh bạch, thực hiện theo đúng quy định, Việc xuất nhập nguyên vật liệu tuân theo nguyên tắc FIFO.

Để đảm bảo chất lượng công trình, Công ty cũng tiến hành kiểm tra, lưu mẫu có kèm theo biên bản nghiệm thi vật tư trước khi đưa vào thi công. Công ty sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên.

2.2.2.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý vật liệu xây dựng.

Hiện nay, các xí nghiệp trực thuộc Công ty được chủ động trong việc tìm nguồn cung ứng vật tư. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà cung ứng của các xí nghiệp lại chủ yếu dựa trên các mối quan hệ sẵn có giữa nhà cung ứng với các xí nghiệp chứ không phải dựa trên tính kinh tế - kỹ thuật như: nhà cung cấp cát Taicera, đá các loại của Bimico, …đơn giá đắt hơn giá trên thị trường mà chất lượng lại không đạt yêu cầu lắm: giá cát trung bình của Phức Hậu là 115.000 đồng/m3 trong khi giá thị trường có 80.000 đồng/m3; đá các loại của Bimico là 150.000 đồng/m3 trong khi giá thị trường có 125.000 đồng/m3.

Ngoài ra, hiện tại Công ty chưa có phòng thí nghiệm riêng nên căn cứ chủ yếu để mua nguyên vật liệu là dựa vào giấy chứng xuất xứ, chất lượng của các nhà cung cấp vật liệu.

Những điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho việc quản lý nguồn cung ứng, tác động không nhỏ tới việc đảm bảo chất lượng vật tư cho quá trình thi công. Điều này được thể hiện rất rõ trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.7: Kết quả kiểm tra chất lượng vật tư.

Các chỉ tiêu Năm2005 Năm2006 Năm2007

1. Tổng số công trình Công ty thi công 78 142 165

2. Số lượng công trình có vi phạm về chất lượng vật tư 10 12 13

Trong đó:

- Vật tư không có chứng nhận nguồn gốc 2 3 3

- Sử dụng vật tư không đảm bảo chất lượng 5 5 6

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TÂY HỒ (Trang 30 - 32)