* Về bộ máy kế toán
Để đảm bảo việc hạch toán kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ công ty, đồng thời giảm bớt các sức ép công việc cho nhân viên kế toán công ty, tình trạng mỗi nhân viên kế toán phải kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán công ty nên tuyển thêm nhân viên kế toán.
* Về trích lập các dự phòng phải thu khó đòi
Số tiền khách hàng nợ công ty là khá lớn dao động khoảng 20 tỷ/quý, trong đó theo đánh giá chủ quan của kế toán công nợ số nợ khó đòi là 3% số tiền khách hàng nợ. Vì vậy theo nguyên tắc thận trọng của kế toán công ty nên trích lập dự phòng phải thu khó đòi.
Việc lập dự phòng được tiến hành vào thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm theo nguyên tắc:
- Việc lập dự phòng không được vượt quá số lợi nhuận phát sinh của công ty. - Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi cần lập dự phòng phải có chứng từ gốc, ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nợ, nội dung khoản nợ, số tiền phải thu,đã thu, số còn nợ và thời hạn nợ.
- Được trích lập với các khoản nợ đã quá hạn thanh toán hoặc những khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức bị phá sản, đang làm thủ tục giải thể…. - Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên.
Mức lập dự phòng tối đa không vượt quá 20% tổng dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 và được tính theo công thức sau:
Mức dự phòng phải thu khó đòi = Số nợ phải thu khó đòi x % trích lập dự phòng theo quy định
* Phương pháp kế toán dự phòng phải thu khó đòi:
- Chứng từ sử dụng: Chứng từ gốc, đối chiếu xác nhận nợ về số tiền còn nợ bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
- Tài khoản sử dụng: TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ: + Hoàn nhâp dự phòng phải thu khó đòi vào cuối niên độ kế toán + Các khoản phải thu khó đòi đã xử lý
Bên có: + Trích lập dự phòng phải thu khó đòi
Số dư bên có: Số dự phòng phải thu khó đòi còn cuối kỳ - Trình tự hạch toán:
+ Cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, kế toán xác định số dự phòng khó đòi cần phải trích lập:
Nợ TK 642 Có TK 139
+ Cuối kỳ kế toán sau, nếu khoản dự phòng phải lập ở kỳ này nhỏ hơn số đã lập cuối kỳ trước thì số chênh lệch được hoàn nhập:
Nợ TK 139 Có TK 642
+ Cuối kỳ kế toán sau, nếu khoản dự phòng phải lập ở kỳ này lớn hơn số đã lập cuối kỳ trước thì số chênh lệch dự phòng cần phải trích lập thêm:
Nợ TK 642 Có TK 139
- Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không đòi được, được phép xóa nợ. Căn cứ vào quyết định xóa nợ ghi:
Nợ TK 139:(Nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642:(Nếu chưa lập dự phòng) Có TK 131,138
Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý
- Đối với các khoản phải thu khó đòi đã được sử lý xóa nợ, nếu sau đó thu hồi được, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112 Có TK 711
KẾT LUẬN
Qua toàn bộ nội dung được trình bày ở trên, việc tổ chức công tác tốt kết quả kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Làm tốt công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nói riêng không những phản ánh trung thực, kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giúp ích cho vấn đề quản trị doanh nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam, qua quá trình tìm hiểu về công tác kế toán kết quả kinh doanh cho thấy: Công ty đã đạt được những thành công nhất định tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế. Do đó công ty cần sớm có những biện pháp để khắc phục những hạn chế đó. Đồng thời không ngừng hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán kết quả kinh doanh đem lại hiệu quả cho công tác quản lý.
Do thời gian tìm hiểu còn hạn hẹp cũng như trình độ chuyên môn còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài này em đã không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các anh chị trong phòng kế toán của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.