2020, tầm nhìn 2030
3.2.1.1. Số lƣợng lao động chung cho ngành đƣờng sắt
a. Số lượng lao động theo loại đường:
Việc xác định số lao động chung cho các lĩnh vực hoạt động của đƣờng sắt có vai trò quan trọng để xác định nhu cầu cán bộ quản lý. Việc xác định số lao động chung cho doanh nghiệp theo định mức lao động bình quân một km đƣờng và chiều dài mạng lƣới đƣờng sắt theo từng loại đƣờng cụ thể. Công thức xác định nhƣ sau:
N = nđm. L (ngƣời) (3.1)
Trong đó: N: số lao động chung cho toàn doanh nghiệp (ngƣời)
nđm: định mức lao động trên một km đƣờng sắt (ngƣời/km) L: chiều dài tuyến (hoặc mạng lƣới) đƣờng (km)
Định mức lao động trên một km đƣợc xác định dựa trên phƣơng pháp quy đổi tƣơng đƣơng có xét đến yếu tố đặc thù riêng về công nghệ. Theo dự báo, Đƣờng sắt Việt Nam đƣợc đầu tƣ hiện đại hóa nhƣ đã nêu ở mục 3.1. Đồng thời theo một số chuyên gia, cùng với việc đầu tƣ về đƣờng sắt đô thị, Nhật Bản sẽ là nhà đầu tƣ chủ yếu cho hệ thống đƣờng sắt trong tƣơng lai. Nhƣ vậy, đến năm 2030 trình độ công nghệ vận tải Đƣờng sắt Việt Nam sẽ tƣơng đƣơng với công nghệ vận tải hiện tại (năm 2013) của Nhật Bản (không tính đƣờng sắt cao tốc). Cùng với sự phát triển công nghệ vận tải, nhiều lĩnh vực đƣợc tự động hóa, tin học hóa do đó năng suất lao động tăng lên. Tuy nhiên, do trình độ nhân lực của Đƣờng sắt Việt Nam thấp nên mật độ lao động không thể tƣơng đƣơng mật độ của Đƣờng sắt Nhật Bản và một số nƣớc có đƣờng sắt tiên tiến nhƣ xét ở mục 2.1.3.1 (Số lao động của Tổng công ty).
Đến năm 2030, theo dự kiến, năng suất lao động của Đƣờng sắt Việt Nam sẽ tăng gấp 4 lần hiện tại tức là 1/4,3 năng suất năm 2013 của Đƣờng sắt Trung Nhật Bản thì định mức lao động/km sẽ là 10 ngƣời/km đƣờng đơn và 12
ngƣời/km đƣờng đôi. Đến năm 2050, trình độ công nghệ và năng suất lao động của đƣờng sắt Việt Nam tƣơng đƣơng với công nghệ năm 2013 của Đƣờng sắt Trung Nhật Bản định mức này là 8 ngƣời/km đƣờng đơn và 10 ngƣời/km đƣờng đôi (tính toán định mức đƣợc thể hiện trong phụ lục 4). Dựa vào công thức (3.1) và chiều dài mạng lƣới đƣờng sắt ở bảng 3.1, mục 3.1, số lao động trên toàn mạng lƣới cho năm 2030 là 31966 ngƣời và năm 2050 là 33720 ngƣời (bảng 3.2).
Bảng 3.2.Dự báo số lượng lao động của đường sắt theo loại đường đến năm 2030, tầm nhìn 2050 Loại đƣờng Năm 2030 Năm 2050 Chiều dài (km) Định mức lao động (ngƣời/km) Số lƣợng lao động (ngƣời) Chiều dài (km) Định mức lao động (ngƣời/km) Số lƣợng lao động (ngƣời) Đƣờng đơn 1321 10 13210 295 8 2360 Đƣờng đôi 863 12 10356 1436 10 14360 Tốc độ cao 700 12 8400 1700 10 17000 Tổng số 2884 31966 3431 33720
b. Số lượng, kết cấu lao động của đường sắt theo công nghệ
- Số lƣợng lao động của đƣờng sắt theo công nghệ đƣợc tính bằng tỷ lệ lao động công nghệ nhân với tổng số lao động. Kết cấu lao động phụ thuộc vào đặc điểm công nghệ vận tải và tính chất đặc thù bản thân lĩnh vực trong đó. Số lao động theo công nghệ đƣợc tính theo công thức sau:
Nk = ak .N (ngƣời) (3.2)
Trong đó: N: là tổng số lao động của doanh nghiệp (ngƣời) Nk : là số lao động trong lĩnh vực k (ngƣời)
ak : là tỉ lệ lao động của lĩnh vực k tƣơng ứng (ngƣời).
- Từ mô hình tổ chức đã xét ở mục 3.1, đến năm 2030 và 2050 theo công nghệ vận tải gồm có các lao động nhƣ sau:
Lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải gồm: Lao động kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa và các dịch vụ kho bãi, xếp dỡ…, Điều hành chạy tàu, Đầu máy, toa xe.
Lao động trong các doanh nghiệp kết cấu hạ tầng gồm: lao động trong các doanh nghiệp xây dựng và quản lý cầu đƣờng, thông tin, tín hiệu, điện.
Lao động trong lĩnh vực công nghiệp: gồm lao động sản xuất, chế tạo đầu máy, toa xe và thiết bị cơ khí.
Lao động trong lĩnh vực công nghiệp: số lao động trong các doanh nghiệp phát triển phƣơng tiện vận tải tăng lên, ƣớc tính chiếm 5-10%.
- Đến năm 2030, tỷ lệ lao động cũng thay đổi theo trình độ công nghệ vận tải và lĩnh vực hoạt động.
Lao động kinh doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ: do lắp đặt bán vé tự động, bán vé điện tử, thông tin tự động nên, số nhân viên bán vé giảm. Công nghệ quản lý, kinh doanh đƣợc tin học hóa cao nên số nhân viên nhà ga giảm. Tuy nhiên, do phát triển mạnh các dịch vụ hỗ trợ vận tải nên tăng thêm số lao động trong lĩnh vực này. Do việc sử dụng ghi điện, điều khiển tập trung nên nhân viên gác ghi hầu nhƣ chỉ còn trên các tuyến đƣờng nhánh, nối vào đƣờng chính. Lĩnh vực đầu máy toa xe sẽ tăng lên do số lƣợng đầu máy, số toa xe khách tăng , số toa xe hàng tăng so với hiện tại.
Lao động trong các doanh nghiệp kết cấu hạ tầng đƣợc cơ giới hóa ở mức cao nên tỷ lệ lao động trực tiếp giảm đặc biệt là số lao động trong xây dựng. Tuy nhiên, do đƣờng sắt đƣợc điện khí hóa nên phát sinh lao động về xây dựng, quản lý, điều hành, duy tu kỹ thuật hệ thống điện.
Lao động trong lĩnh vực công nghiệp: nhu cầu phƣơng tiện giao thông vận tải gia tăng đáp ứng yêu cầu kinh doanh vận tải nên số lao động trong các doanh nghiệp phát triển phƣơng tiện vận tải cũng tăng lên so với hiện tại.
Nhƣ đã xét ở mục 2.1.3.1. Số lao động của Tổng công ty, hiện tại, tỷ lệ lao động sản xuất kinh doanh vận tải chiếm 42,4%, quản lý hạ tầng 43,1%, các công ty cổ phần chiếm 12,4%. Với sự phát triển công nghệ và dịch vụ, tỷ lệ lao
động trong doanh nghiệp kinh doanh vận tải phù hợp sẽ là 48% năm 2030 và 52% năm 2050 trong tổng số lao động trong lĩnh vực đƣờng sắt. Lao động trong các doanh nghiệp kết cấu hạ tầng phù hợp sẽ là 40-45% và khối công nghiệp là 5-10%. Từ công thức 3.2, số lao động (bảng 3.2) và dự kiến tỷ lệ lao động công nghệ, xác định đƣợc kết cấu lao động của đƣờng sắt nhƣ bảng 3.3.
Bảng 3.3. Dự báo kết cấu lao động theo lĩnh vực hoạt động
TT Lĩnh vực hoạt động Năm 2030 Năm 2050 Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời)
I Khối kinh doanh vận tải 47,5 15202 52,0 17530
II Khối kết cấu hạ tầng đƣờng sắt 28,02 8954 27,58 9300
1 Khối quản lý cầu đƣờng 16,0 5114 15,71 5300
2 Khối thông tin, tín hiệu 6,01 1920 6,0 2000
2 Khối quản lý cung cấp điện 6,01 1920 6,0 2000
III Khối xây dựng 14,42 4610 10,88 3670
IV Khối công nghiệp 10,06 3200 9,54 3220
Tổng cộng 31966 33720