2020, tầm nhìn 2030
3.4.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc
Những năm gần đây, thế giới có nhiều thay đổi một cách nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Môi trƣờng phải đối mặt với kinh doanh thế kỷ XXI có nhiều biến động hơn bao giờ hết [9]. Những thay đổi đó càng làm tăng yêu cầu, khả năng hội nhập và sự liên kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật công nghệ và lƣợng vốn lớn đƣợc đầu tƣ, áp dụng vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phƣơng tiện, thiết bị và nâng cao trình độ quản lý vận hành đƣờng sắt, đặc biệt là đƣờng sắt tốc độ cao. Vận tải đƣờng sắt ngày càng phát triển về quy mô, phạm vi ảnh hƣởng đến kinh tế, xã hội và sự hợp tác đƣờng sắt quốc tế đƣợc các nƣớc quan tâm đặc biệt, đƣợc thể hiện trong các cam kết quốc tế về vấn đề an toàn, môi trƣờng và tiết kiệm năng lƣợng đang đƣợc toàn thế giới quan tâm vì những ích lợi mà nó đem lại. Nhiều dự án lớn nhƣ đƣờng sắt xuyên Á, đƣờng sắt Đông Nam châu Á liên kết hàng loạt các quốc gia có hoàn cảnh địa lý, chính trị, kinh tế khác nhau trong khu vực. Do đó, Liên vận đƣờng sắt quốc tế ngày càng phát triển mang tính chất toàn cầu, đƣợc Liên Hiệp Quốc quan tâm và hỗ trợ.
Trong khu vực, những nƣớc trong khu vực có chung đƣờng biên giới với Việt Nam cũng đang xúc tiến hoặc chuẩn bị phát triển mạnh về đƣờng sắt. Trung Quốc đang hoàn thành tuyến đƣờng sắt Vân Nam- Hà Khẩu với chiều dài 490km, khổ 1435mm và dự kiến kết nối với đƣờng sắt Việt Nam tại Lào Cai. Năm 2012, tiến hành xây dựng tuyến đƣờng sắt tốc độ cao Nam Ninh- Bằng Tƣờng với chiều dài 220 km, dự kiến kết nối với đƣờng sắt Việt Nam tại Đồng Đăng- Lạng Sơn.
Chính phủ Lào đang xúc tiến xây dựng 2 tuyến đƣờng sắt chính Bắc Nam, từ biên giới Lào- Trung tới Viêng Chăn dài trên 400km; tuyến Đông-Tây nối với cảng biển Việt Nam, từ Viêng Chăn đi Thà Khẹt tới cảng biển Vũng Áng, Hà Tĩnh của Việt Nam; tuyến nối Savannaket - Lao Bảo dài 220km nối với đƣờng sắt Việt Nam tại ga Đông Hà. Campuchia cũng tiến hành phát triển mạng lƣới đƣờng sắt của mình nhƣ: Nâng cấp 2 tuyến đƣờng sắt hiện tại; nghiên cứu xây
dựng 2 tuyến đƣờng sắt nối từ Phompenh tới Aranyaprathet (Thái Lan) với chiều dài 390km và đƣờng sắt từ Phnompenh đi Lộc Ninh (Việt Nam) dài 255km. Tại diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm 2009 đã đặt ra tầm nhìn về một khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng hóa bình, ổn định và hƣớng tới năm 2020 [43]. Đi xa hơn, các nƣớc trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN ) sẽ tiến tới thành lập Cộng đồng ASEAN gồm 11 quốc gia với gần 700 triệu dân với ngôn ngữ chung là tiếng Anh và dựa trên 3 trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa xã hội vào năm 2015. Cùng với đó, việc hội nhập sâu rộng của Việt Nam với tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) là tiến trình ký kết hiệp định Xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) giữa Việt Nam và các nƣớc tham gia khối. Những vấn đề đó kéo theo các điều kiện liên quan đến xuất, nhập và quá cảnh hàng hóa của Việt Nam nói chung và bằng phƣơng tiện vận tải sắt nói riêng sẽ phải đƣợc thực hiện theo thông lệ quốc tế theo hƣớng ngày càng thông thoáng. Các tiêu chuẩn phƣơng tiện vận tải và định mức kinh tế - kỹ thuật sẽ đƣợc tiêu chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Vận tải hỗn hợp, vận tải đa phƣơng thức đƣợc thị trƣờng chấp nhận cao và đƣợc áp dụng phổ biến trong lĩnh vực Liên vận quốc tế.
Nhƣ vậy, sự phát triển kinh tế, hoa học kỹ thuật, sự phát triển đƣờng sắt của khu vực và quốc tế đặc biệt là những nƣớc có chung đƣờng biên giới với