Đánh giá các phƣơng án chiến lƣợc phát triển cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển cán bộ quản lý của doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam (Trang 138)

2020, tầm nhìn 2030

3.4.2.4.Đánh giá các phƣơng án chiến lƣợc phát triển cán bộ quản lý

Để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc đề ra, một số chiến lƣợc phát triển cơ bản là: Chiến lƣợc đào tạo phát triển cán bộ ở trong nƣớc, chiến lƣợc đào tạo, phát triển cán bộ ở nƣớc ngoài, chiến lƣợc tuyển dụng cán bộ quản lý từ bên ngoài, chiến lƣợc thuê cán bộ quản lý. Ngoài ra, có các chiến lƣợc đƣợc kết hợp từ các chiến lƣợc cơ bản.

a. Phương án 1. Chiến lược đào tạo trong nước

Hiệu quả mang lại của chiến lƣợc này nhƣ sau:

Về năng lực cán bộ: do các giảng viên đƣợc đào tạo về đƣờng sắt điện khí hóa, đƣờng sắt tốc độ cao ở nƣớc ngoài truyền đạt lại nên cán bộ tiếp thu đƣợc kiến thức khá tốt. Song, không đƣợc thực hành và giải quyết tình huống nên kỹ năng và kinh nghiệm không có kéo theo năng lực cán bộ thấp, không đảm bảo nên không đạt mục tiêu đề ra.

Đối với doanh nghiệp: các cán bộ quản lý của doanh nghiệp đƣợc đào tạo ở trong nƣớc nên tốn ít chi phí đào tạo, đi lại, ăn ở. Cán bộ là ngƣời của doanh nghiệp nên họ gắn kết với doanh nghiệp, vì vậy tính rủi ro thấp và bền vững. Do năng lực cán bộ thấp nên khả năng phát triển công nghệ doanh nghiệp và trình độ nhân lực chung của doanh nghiệp không đƣợc nâng lên.

b. Phương án 2. Chiến lược đào tạo ở nước ngoài:

Hiệu quả mang lại của chiến lƣợc này nhƣ sau:

Về năng lực cán bộ: do đƣợc đào tạo, phát triển với đội ngũ giảng viên tốt và thực thành và giải quyết tình huống trực tiếp trên thiết bị tiên tiến nên lĩnh hội đƣợc nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, đƣợc mở mang tầm nhìn kéo theo năng lực cán bộ quản lý cao.

Đối với doanh nghiệp: Năng lực cán bộ quản lý cao nên có nhiều cơ hội, khả năng phát triển công nghệ mới và phát triển trình độ nhân lực chung của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Tuy nhiên do đào tạo ở nƣớc ngoài nên chi phí đào tạo, đi lại, ăn ở rất cao, khó khăn cho doanh nghiệp. Cán bộ của doanh nghiệp có năng lực cao nên rất dễ bị thu hút bởi doanh nghiệp

khác.

c. Phương án 3. Chiến lược tuyển dụng từ bên ngoài

Hiệu quả mang lại của chiến lƣợc này nhƣ sau:

Về năng lực cán bộ: do đƣợc tuyển dụng theo tiêu chuẩn nên năng lực đảm bảo. Tuy nhiên, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm không đƣợc kiểm chứng do doanh nghiệp không có ngƣời đủ năng lực đánh giá cán bộ cho công nghệ mới.

Đối với doanh nghiệp: Năng lực cán bộ quản lý cao nên có nhiều cơ hội, khả năng phát triển công nghệ mới và phát triển trình độ nhân lực chung của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp không tốn chi phí đào tạo nhƣng do họ là những ngƣời đòi hỏi cao nên chi phí giữ họ tốn kém. Song do đặc thù của ngành đƣờng sắt nên nguồn tuyển rất hiếm, doanh nghiệp rất khó tuyển cán bộ. Rất dễ bị rủi ro do việc khó kiểm chứng năng lực cán bộ. Bản thân là những ngƣời đòi hỏi cao hơn nữa, họ có năng lực cao nên rất dễ bị thu hút bởi doanh nghiệp khác.

d. Chiến lược thuê cán bộ quản lý

Hiệu quả mang lại của chiến lƣợc này nhƣ sau:

Về năng lực cán bộ: cũng nhƣ chiến lƣợc tuyển dụng từ bên ngoài.

Đối với doanh nghiệp: cũng nhƣ đối với chiến lƣợc tuyển dụng từ bên ngoài. Nhƣng do họ là những ngƣời không thuộc doanh nghiệp, đòi hỏi cao nên chi phí trả lƣơng rất tốn kém. Hơn nữa, họ không có trách nhiệm cao với doanh nghiệp và sẵn sàng chấm dứt hợp đồng tạo nên khoảng trống cán bộ quản lý. Hơn nữa nguồn tuyển cán bộ Đƣờng sắt rất hiếm, doanh nghiệp rất khó tuyển cán bộ và rất dễ bị rủi ro do việc khó kiểm chứng năng lực cán bộ.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển cán bộ quản lý của doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam (Trang 138)