Mục tiêu chiến lƣợc

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển cán bộ quản lý của doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam (Trang 135)

2020, tầm nhìn 2030

3.4.2.3.Mục tiêu chiến lƣợc

Từ thực trạng năng lực cán bộ hiện tại và yêu cầu năng lực cán bộ quản lý đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, mục tiêu của chiến lƣợc là.

a. Mục tiêu chung

tầm khu vực và quốc tế đảm bảo quản lý điều hành hiệu quả, từng bước làm chủ và phát triển hệ thống đường sắt điện khí hóa, đường đôi, tốc độ cao nhằm nâng cao vị thế của Đường sắt Việt Nam trong hệ thống giao thông vận tải quốc gia, cung cấp dịch vụ thƣơng mại vận tải chất lƣợng cao phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng cạnh tranh cao ở thị trường trong và ngoài nước theo định hướng chiến lược phát triển giao thông vận tải Đường sắt.

b. Mục tiêu cụ thể

* Về mặt chất lƣợng

Phát triển cán bộ quản lý cấp cao có đủ kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp, thông hiểu về hội nhập và kinh doanh quốc tế có khả năng phát triển thị trƣờng dịch vụ vận tải, hỗ trợ quốc tế.

Phát triển 100% cán bộ cấp trung gian giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, lƣơng tâm, đạo đức nghề nghiệp theo công nghệ và vị trí công tác, có khả tham mƣu đắc lực, đề xuất, giúp cán bộ quản lý cấp cao về lĩnh vực đƣợc giao.

Phát triển 100% cán bộ quản lý trực tiếp về kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải có năng lực triển khai, thực hiện hiệu quả, có khả năng phối hợp, giao dịch trực tiếp tốt với các bộ phận liên quan, với khách hàng trong kinh doanh, hoặc quản lý làm việc trong môi trƣờng quốc tế bằng tiếng Anh và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

Đảm bảo cán bộ quản lý điều hành giao thông vận tải có năng lực quản lý, vận hành đƣờng sắt điện khí hóa tốc độ cao, đƣờng đôi theo từng giai đoạn phát triển công nghệ.

Các yêu cầu cụ thể đối với chất lƣợng cán bộ quản lý doanh nghiệp vận tải đƣờng sắt đến năm 2030 tầm nhìn 2050 đƣợc trình bày trong bộ tiêu chuẩn năng lực cán bộ quản lý doanh nghiệp vận tải đƣờng sắt trong bảng 3.8, mục 3.3.

* Về mặt số lƣợng

Việc phát triển số lƣợng cán bộ quản lý đáp ứng nhu cầu đã dự báo đƣợc trình bày trong mục 3.2. Cụ thể:

và 302 cán bộ quản lý chuyên môn, nghiệp vụ. Trong đó, số cán bộ quản lý cho từng loại đƣờng đơn, đƣờng đối và tốc độ cao tại bảng 3.6 mục 3.2. Số cán bộ quản lý kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải, kinh doanh vận tải, điều hành giao thông vận tải, đầu máy, toa xe tại bảng 3.7.

Đến năm 2050, đáp ứng 191 cán bộ quản lý điều hành sản xuất kinh doanh và và 280 cán bộ quản lý chuyên môn, nghiệp vụ. Trong đó, số cán bộ quản lý cho từng loại đƣờng đơn, đƣờng đôi và tốc độ cao tại bảng 3.6, mục 3.2. Số cán bộ quản lý kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải, kinh doanh vận tải, điều hành giao thông vận tải, đầu máy, toa xe tại bảng 3.7, mục 3.2.

* Cơ chế, chính sách phát triển cán bộ quản lý

Hoàn thiện cơ chế khuyến khích thu hút, tuyển chọn nhân tài, phát triển cán bộ từ nguồn. Đảm bảo 100% cán bộ nguồn là những sinh viên giỏi, cán bộ khoa học trẻ có chuyên môn phù hợp với nhu cầu phát triển doanh nghiệp.

Đổi mới cơ chế, công cụ quản lý cán bộ, tạo cơ chế minh bạch, bình đẳng trong công tác tuyển chọn, đánh giá, sử dụng cán bộ quản lý. Đổi mới công tác đánh giá năng lực công tác, hoàn thiện quy chế thi đua khen thƣởng nhằm thu hút và giữ nhân tài cho phát triển doanh nghiệp.

Tuyển chọn cán bộ trẻ, có năng lực đặc biệt là sinh viên giỏi cử đi đào tạo ở các cơ sở nƣớc ngoài để tăng cƣờng năng lực cán bộ về khoa học công nghệ đƣờng sắt.

Đào tạo đội ngũ làm công tác cán bộ đủ tâm, đủ tầm đối với từng cấp để thực hiện công tác phát triển cán bộ. Đảm bảo 100% cán bộ phụ trách tổ chức cán bộ lao động và Trƣởng Ban, Phòng Tổ chức cán bộ lao động đảm bảo đủ năng lực về quản lý nguồn nhân lực.

Sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý; hoàn thiện cơ chế chính sách về công tác cán bộ; xây dựng quy định tiêu chuẩn cán bộ theo chức danh.

Ƣu tiên phát triển cơ sở đào tạo trong nƣớc để có khả năng đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu về vận hành sản xuất kinh doanh và chế tạo, chuyển giao công nghệ về đƣờng sắt đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển cán bộ quản lý của doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam (Trang 135)