Định giá mai vàng, mai chiếu thủy

Một phần của tài liệu Giáo trình MD06 tiêu thụ mai vàng, mai chiếu thủy (Trang 32)

2.1 Xác định phương pháp định giá sản phẩm mai vàng, mai chiếu thủy thủy

Việc định giá bán mai vàng, mai chiếu thủy có thể dựa vào một số căn cứ sau :

2.2.1 Định giá theo người mua:

Định giá sản phẩm theo người mua là việc định giá dựa vào sự nhận thức của người mua đối với các sản phẩm là mai vàng, mai chiếu thủy của người sản xuất chứ không dựa vào chi phí sản xuất. Nếu người mua sẵn sàng trả giá cao thì chúng ta sẽ bán sản phẩm với giá cao và ngược lại.

Ưu điểm của việc định giá này là nhanh, đáp ứng yêu cầu bán sản phẩm tại thị trường gần.

Hạn chế của việc định giá này là người trồng mai phải mất thời gian khảo sát thị trường, khám phá nhận thức của người tiêu dùng về giá trị sản phẩm của đối thủ cạnh tranh so với sản phẩm của mình.

2.2.2 Định giá theo mức cạnh tranh hiện hành:

Định giá theo mức cạnh tranh hiện hành là việc định giá dựa vào giá trị của đối thủ cạnh tranh mà không dựa vào chi phí cũng như nhu cầu trên thị trường. Người trồng mai có thể định giá sản phẩm của mình bằng, cao hơn hoặc thấp hơn một chút so với đối thủ cạnh tranh.

Hình thức định giá này thường được áp dụng ở những thị trường mà độ nhạy của người tiêu dùng rất khó đo lường.

Nếu cây của mình đẹp hơn thì có thể bán với giá cao hơn một chút. Ngược lại nếu cây của mình không tốt bằng có thể bán với giá thấp hơn một chút.

Ví dụ: Ông A xác định giá bán 1 cây mai trồng 2 năm của ông B là 8.000 đồng/cây. Vì ông A nhận thấy cây mai của mình có dáng thế đẹp hơn ông B nên ông A có thể bán với giá 1000.000 đồng/cây .

2.2.3 Định giá dựa vào chi phí.

Căn cứ vào chi phí sản xuất bình quân để sản xuất ra sản phẩm để định mức giá cho phù hợp. Thông thường mức giá sẽ cao hơn chi phí bình quân một số phần trăm nào đó tùy vào mục tiêu đặt lợi nhuận trên bao nhiêu phần trăm chi phí của người trồng mai.

Ví dụ: Chi phí bình quân cho một cây mai là 200.000 đồng, chi phí tiêu thụ là 100.000đồng/kg. Người trồng mai muốn đạt lợi nhuận là 40% chi phí thì có thể định giá bán là: 300.000 + 40%x300.000 = 420.000 đồng/cây

2.2 Xây dựng thang giá sản phẩm mai vàng, mai chiếu thủy

Trong trồng trọt người trồng mai vàng, mai chiếu thủy rất nhạy bén trong việc định giá cho các sản phẩm của mình. Mục đích là tiêu thụ nhanh sản phẩm và thu được lợi nhuận cao trong thời gian ngắn. Thang giá sản phẩm mai vàng, mai chiếu thủy được xây dựng như sau:

2.2.1 Định giá phân biệt

Người trồng mai có thể định giá khác nhau ở các thị trường khác nhau hoặc với những người tiêu dùng khác nhau: Ví dụ: đối với thị trường thành thị, người trồng mai có thể bán với giá cao hơn, đối với thị trường nông thôn, bán với giá thấp hơn. Đối với người có thu nhập cao có thể bán với giá cao hơn, đối với người có thu nhập thấp có thể bán với giá thấp hơn.

Định giá cao cho các sản phẩm cao cấp được áp dụng đối với thị trường nhỏ nhưng lợi nhuận cao. Trong thực tế một số sản phẩm chỉ phục vụ cho số ít

khách hàng, là các đại gia giàu có. Thí dụ các cây mai cổ thụ, có dáng thế đẹp, mang ý nghĩa hoặc lạ mắt. Đối với sản phẩm này người trồng mai thường đặt giá cao nhất, khi mức tiêu thụ giảm xuống thì giảm giá để thu hút thêm khách hàng mới.

+ Định giá bán tại cửa trang trại: người mua sẽ phải thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển sản phẩm ra từ cửa trang trại (nơi giao hàng của người bán) tới địa điểm cuối cùng của người mua. Ưu điểm của việc định giá này là người bán không phải lo chi phí vận chuyển. Nhược điểm là người bán dễ bị mất khách hàng nếu các đối thủ cạnh tranh áp dụng các mức giá và phương thức bán hàng có lợi hơn cho người mua.

+ Định giá bao gồm cả chi phí vận chuyển: các chủ trang trại sẽ tính thêm vào giá bán các khoản chi phí vận chuyển bình quân, ngoài giá gốc của các sản phẩmmai vàng, mai chiếu thủy. Ưu điểm là việc tính toán đơn giản, hấp dẫn người mua có cự ly vận chuyển dài hoặc không có điều kiện tự tổ chức vận chuyển và bảo đảm tính thống nhất về giá cho mọi khách hàng ở các khu vực địa lý khác nhau. Nhược điểm của việc định giá này là không hấp dẫn đối với những người mua có cự ly vận chuyển ngắn hoặc có khả năng tự tổ chức vận chuyển với chi phí thấp hơn.

2.2.2 Định giá cho sản phẩm mới.

Định giá sản phẩm thấp ban đầu hay còn gọi là giá xâm nhập.

Định giá xâm nhập là việc định giá sản phẩm ban đầu thấp để kích thích người mua, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, lợi nhuận cao. Ưu điểm của việc định giá này là lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp nhưng bán được nhiều sản phẩm do đó người trồng mai vẫn thu được lợi nhuận như mong muốn.

2.2.3 Thay đổi mức giá.

Trên cơ sở định giá ban đầu cho các sản phẩmmai vàng, mai chiếu thủy, người trồng mai có thể điều chỉnh giá dựa vào những lợi thế về sản phẩm của mình trên thị trường và nhu cầu của người mua.

Chủ động thay đổi giá cả: đối với một số các cây mai có lợi thế so sánh về nhu cầu vào dịp tết hay lúc khan hiếm trên một số thị trường, khi đó người trồng mai nên chớp cơ hội để tăng giá lên. Tuy nhiên, các sản phẩm hoa cây cảnh chỉ có giá khi nở đúng, nếu không thì người trồng mai cũng chủ động hạ giá để bán được sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình MD06 tiêu thụ mai vàng, mai chiếu thủy (Trang 32)