3. Tính hiệu quả kinh tế
3.3. Tính lỗ, lãi trong trồng mai
- Lỗ, lãi là phần chênh lệch giữa tổng thu và chi phí.
- Nếu kết quả này âm (-), nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ. - Ngược lại nếu kết quả này dương (+) nghĩa là hoạt động sản xuất có hiệu quả và đã bắt đầu có lời.
Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi phí
+ Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điêu kiện tồn tại và phát triển của hầu hết các nhà chăn nuôi.
+ Để cung ứng các loại sản phẩm cho thị trường, các nhà trồng mai phải đầu tư vốn và một số yếu tố đầu vào khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Họ luôn cố gắng sao cho các chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp nhất và bán được sản phẩm với giá cao nhất có thể.
+ Khi đó, sau khi lấy thu bù chi sẽ dư ra một khoản tiền nhất định (lợi nhuận), khoản tiền này không chỉ phục vụ cho sản xuất giản đơn mà còn tái đầu tư mở rộng sản xuất, nhằm củng cố và tăng cường vị thế trên thị trường.
+ Như vậy việc tối thiểu hóa chi phí cũng đồng nghĩa với tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng tối đa hóa doanh thu thì chưa chắc đã tối đa hóa lợi nhuận.
3.3.1 Tính tổng chi phí
+ Chi phí về khấu hao tài sản cố định:
- Khấu hao là một phần giá trị của TSCĐ (tài sản được dùng nhiều lần trong quá trình trồng như vườn , máy móc, trang thiết bị..) đầu tư ban đầu được tính vào chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm hao.
- Công thức tính khấu hao như sau:
Khấu hao hàng năm =
Giá trị
ban đầu - Giá trị thu hồi Thời gian sử dụng
Ví dụ: Giá trị của đầu tư để mua máy cày là 100.000.000đ, giá trị thu hồi ấn định là 5.000.000 đồng, thời gian sử dụng là 10 năm. Hãy tính khấu hao hàng năm?
Khấu hao hàng năm = (100.000.000 – 5.000.000)/10 = 9.500.000 đồng - Lập bảng chi phí khấu hao tài sản cố định theo mẫu sau
Bảng 6.3.1: Chi phí tính khấu hao tài sản cố định TT Tên Tài sản Số lượng Giá trị Thành tiền
Thời gian sử dụng Khấu hao năm 1 Xây dựng vườn
2 Máy cày đất 3 ...
Tổng cộng
+ Chí phí cho nguyên vật liệu:
Là chi phí mua vật tư, nguyên vật liệu để sử dụng chăm sóc maiđược ghi bảng theo dõi sau:
Bảng 6.3.2: Chi phí cho nguyên vật liệu TT Tên vật tư Số lượng
(kg)
Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 1 Giống 2 Phân bón 3 Thuốc BVTV 5 Khác Tổng cộng
+ Chi phí nhân công
Chi phí công lao động cho toàn bộ quá trình trồng và chăm sóc được ghi trong bảng sau:
Bảng 6.3.3: Yêu cầu về nhân công và chi phí về nhân công cho 1 chu kỳ Công việc Số công cần Giá tiền công Thành tiền
Bón phân Làm cỏ
Tổng cộng
+Chi phí bán sản phẩm
Chi phí cho việc bán sản phẩm bao gồm, vận chuyển, bốc xếp, thuê địa điểm bán hàng, quản lý bán sản phẩm...Chi phí này được ghi bảng theo dõi sau:
Bảng 6.3.4: Chi phí cho tiêu thụ bán hàng 1 chu kỳ kinh doanh Các công việc phục vụ
- Vận chuyển - Bốc xếp
- Quảng bá sản phẩm
Tổng cộng
+ Chi phí tiền vay
Chi phí tiền vay phụ thuộc vào khả năng tài chính và quy mô chăn nuôi của từng hộ, có hộ phải vay vốn từ ngân hàng, có hộ không vay. Tuy nhiên chi phí này được ghi bảng theo dõi theo mẫu sau:
Bảng 6.3.5: Thanh toán tiền vay một chu kỳ chăn nuôi Loại vốn vay Tổng tiền
vay
Tiền lãi phải trả Tiền gốc phải trả Tổng số tiền phải trả - Vay ngắn hạn - Vay trung hạn - Vay dài han
Tổng cộng
+ Tính tổng chi phí cho một chu kỳ
Tổng chi phí được ghi trong bảng theo dõi theo mẫu sau:
Bảng 6.3.6: Tổng chi phí cho một chu kỳ trồng mai
TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú
1 Chi phí cho nguyên vật liệu 2 Chi phí về nhân công
3 Chi phí về tiêu thụ bán hàng 4 Thanh toán tiền vay
Tổng
3. 3.2 Tính tổng thu cho một chu kỳ
Tổng thu trong trồng và chăm sóc mai bao gồm tiền thu từ sản phẩm chính, tiền thu từ sản phẩm phụ và được ghi bảng theo dõi theo mẫu sau:
Bảng 6.3.7: Tổng thu trong một chu kỳ chăn nuôi
TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú
1 Thu bán giống mai vàng, mai chiếu thủy
2 Thu bán chậu
3 Thu bán sản phẩm phụ 4 Thu khác
Tổng cộng