Tính hiệu quả kinh tế cho một chu kỳ trồng mai

Một phần của tài liệu Giáo trình MD06 tiêu thụ mai vàng, mai chiếu thủy (Trang 40)

3. Tính hiệu quả kinh tế

3.4. Tính hiệu quả kinh tế cho một chu kỳ trồng mai

a. Hiệu quả kinh tế tuyệt đối: Là hiệu số so sánh giữa lợi nhuận của mô hình này so với mô hình khác, phương án sản xuất này so với phương án sản xuất khác trên cùng một quy mô sản xuất (cùng diện tích đất, cùng số lao động, cùng số vốn…);

Công thức tính: hiệu quả kinh tế tuyệt đối = lợi nhuận của mô hình 1 – lợi nhuận của mô hình 2.

- Nếu hiệu quả kinh tế tuyệt đối lớn hơn 0 (>0) thì mô hình 1 sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 2, ta nên chọn mô hình 1 để sản xuất.

- Nếu hiệu quả kinh tế tuyệt đối bằng 0 (=0) thì mô hình 1 và mô hình 2 có hiệu quả kinh tế như nhau, nên ta lựa chọn mô hình nào để sản xuất cũng được.

- Nếu hiệu quả kinh tế tuyệt đối nhỏ hơn 0 (<0) thì mô hình 2 có hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 1, ta nên chọn mô hình 2 để sản xuất.

b. Hiệu quả kinh tế tương đối: Là thương số so sánh giữa lợi nhuận của mô hình này so với mô hình khác, phương án sản xuất này so với phương án sản xuất khác trên cùng một quy mô sản xuất (cùng diện tích đất, cùng số lao động, cùng số vốn…);

Công thức tính: Hiệu quả kinh tế tương đối = lợi nhuận của mô hình 1/lợi nhuận của mô hình 2.

- Nếu hiệu quả kinh tế tương đối lớn hơn 1 (>1) thì mô hình 1 sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 2, ta nên chọn mô hình 1 để sản xuất.

- Nếu hiệu quả kinh tế tương đối bằng 1 (=1) thì mô hình 1 và mô hình 2 có hiệu quả kinh tế như nhau, nên ta lựa chọn mô hình nào để sản xuất cũng được.

- Nếu hiệu quả kinh tế tương đối nhỏ hơn 1 (<1) thì mô hình 2 có hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 1, ta nên chọn mô hình 2 để sản xuất.

c. Hiệu quả kinh tế tăng thêm: Là hiệu số so sánh của lợi nhuận cùng một mô hình ở các thời kì khác nhau:

Công thức tính: Hiệu quả kinh tế tăng thêm = lợi nhuận thời kì sau – lợi nhuận thời kì trước.

- Nếu hiệu quả kinh tế tăng thêm lớn hơn 0 (>0) thì năm sau sản xuất đạt hiệu quả cao hơn năm trước.

- Nếu hiệu quả kinh tế tăng thêm bằng 0 (=0) thì năm sau sản xuất đạt hiệu quả bằng hơn năm trước.

- Nếu hiệu quả kinh tế tăng thêm nhỏ hơn 0 (<0) thì năm sau sản xuất đạt hiệu quả thấp hơn năm trước.

d. Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích: Là thương số so sánh giữa lợi nhuận và số diện tích mà người nông dân sử dụng trồng trái cây.

Công thức tính: Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích = Lợi nhuận/diện tích đất trồng mai. Thông thường, chỉ tiêu này được tính trên một hecta (ha).

Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích càng lớn thì hiệu quả sản xuất của người nông dân càng cao.

e. Hiệu quả kinh tế trên một đồng vốn: Là thương số giữa lợi nhuận và chi phí. Công thức tính: hiệu quả kinh tế trên một đồng vốn = lợi nhuận/chi phí . Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sản xuất của người nông dân càng cao

B. Câu hỏi và bài tập 1. Câu hỏi

Câu 1: Trình bày cách đánh giá 1 cây mai đẹp ? Câu 2: Trình bày căn cứ để định giá mai?

2. Bài tập thựchành

Bài tập: Tính giá thành cụ thể cho việc sản xuất 1 chậu mai biết:

C. Ghi nhớ

- Các loại chi phí của người trồng mai

- Các loại thu nhập của người trồng mai

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun

1. Vị trí: Mô đun tiêu thụ mai vàng, mai chiếu thủy là mô đun chuyên môn

nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng mai vàng, mai chiếu thủy được giảng dạy cuối cùng khi học viên đã học xong các mô đun khác trong chương trình. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.

2. Tính chất: Mô đun tiêu thụ mai vàng, mai chiếu thủy được xây dựng

trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM gồm các công việc: Thu hoạch sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, chọn địa điểm bán sản phẩm, thực hiện bán sản phẩm, tính hiệu quả kinh tế và là mô đun tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề. Vì vậy nên tổ chức giảng dạy tại cơ sở sản xuất mai.

II. Mục tiêu

- Trình bày được nội dung cơ bản các công việc thu hoạch sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, chọn địa điểm bán sản phẩm, thực hiện bán sản phẩm và tính hiệu quả kinh tế trong nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè

- Thực hiện được việc tổ chức bán sản phẩm và tính hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè theo yêu cầu kỹ thuật

III. Nội dung Số

TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian (h) Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra*

01 Trưng bày, bài trí cây mai

vàng, mai chiếu thủy 15 3 12

02 Quảng cáo và giới thiệu sản

phẩm 15 3 11 1

03 Đánh giá, định giá, tính hiệu quả kinh tế cây mai vàng, mai

chiếu thủy. 6 2 4

Kiểm tra hết mô đun 4 4

Tổng cộng 40 8 27 5

kiểm tra được tính trong tổng số giờ thực hành

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1 Bài 1:

Bài tập 1: Thực hiện trưng bày, bài trí mai vàng, mai chiếu thủy tại hộ

gia đình

- Nguồn lực: Chậu mai, đôn, xe vận chuyển

- Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5học viên/nhóm), mỗi nhóm trưng bày 1 cây.

- Thời gian hoàn thành:1giờ/1nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo kết quả

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc trưng bày, bài trí mai vàng, mai chiếu thủy tại hộ gia đình

Bài tập 2: Thực hiện trưng bày, bài trí mai vàng, mai chiếu thủy tại hội

chợ hoa

- Nguồn lực: Chậu mai, đôn, xe vận chuyển, mặt bằng

- Cách thức tổ chức : chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm trưng bày 1 cây.

- Thời gian hoàn thành:1giờ/1nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo kết quả

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc trưng bày, bài trí mai vàng, mai chiếu thủy tại hội chợ

4.2 Bài 2.

Bài tập 1: Thực hiện kỹ năng bán sản phẩm.

- Nguồn lực: Sản phẩm được trưng bày trong địa điểm bán hàng. - Cách thức: học viên thực hiện được các chức năng bán sản phẩm - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bán sản phẩm tại nơi bán hàng

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được:

+ Thực hiện được chức năng bán sản phẩm

Bài tập 2: Thực hiện chăm sóc khách hàng.

- Nguồn lực: Các chương trình chăm sóc khách hàng. - Cách thức: Học viên làm việc độc lập

- Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên.

- Phương pháp đánh giá: học viên được phát và điền vào ô trả lời của mình trong phiếu trắc nghiệm, Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua đáp án.

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên nhận biết được các chương trình chăm sóc khách hàng khi bán sản phẩm

4.3. Bài 3.

Bài tập: Tính giá thành cụ thể cho việc sản xuất 1 chậu mai:

- Nguồn lực: giấy, viết, máy tính

- Cách thức: Học viên làm việc độc lập - Thời gian hoàn thành: 30 phút

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua đáp án.

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: học viên thực hiện được cách tính giá thành cho 1 chậu mai

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 5.1 Bài 1:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Xác định đúng mục đích của việc trưng bày, bài trí mai.

Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận

Liệt kê được các kiểu trưng bày bài trí mai vàng, mai chiếu thủy

Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận

Thực hiện trưng bày, bài trí mai vàng, mai chiếu thủy tại hộ gia đình hoặc hội chợ

Quan sát sự thực hiện của học viên, kiểm tra, đánh giá

5.2 Bài 2

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Xác định đúng các hình thức bán sản phẩm mai vàng, mai chiếu thủy

Nhận biết được quy trình bán sản phẩm

Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận

Thực hiện được các kĩ năng bán sản phẩm

Quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bán sản phẩm tại nơi bán hàng

Thực hiện được việc chăm sóc khách hàng

Trắc nghiệm

5.3 Bài 3:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Thực hiện được việc đánh giá mai Trắc nghiệm dựa vào bảng câu hỏi Thực hiện được việc định giá mai Trắc nghiệm dựa vào bảng câu hỏi Tính đúng giá thành sản phẩm bán

mai

Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua đáp án.

Một phần của tài liệu Giáo trình MD06 tiêu thụ mai vàng, mai chiếu thủy (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)