* Mạng lưới theo dõi quỹ đạo vệ tinh
Việc xác định quỹ đạo chính thức của các vệ tinh GPS dựa trên các quan sát ở 5 trạm theo dõi thuộc khối điều khiển. Lịch thiên văn quảng bá đối với các vệ tinh khối I với các đồng hồ cesium có độ chính xác khoảng 5 m. Đối với các vệ tinh khối II, độ chính xác cỡ 1m. Tuy nhiên, độ chính xác cần thiết cho những nhiệm vụ đặc biệt như TOPEX/Poseidon hoặc đối với các nghiên cứu đòi hỏi độ chính xác cỡ
9
10−
. Như vậy nhu cầu về các mạng lưới theo dõi cho việc xác định quỹ đạo là hiển nhiên.
Số vị trí cực tiểu trong mạng lưới toàn cầu là 6 nếu một cấu hình như mong đợi ở đó ít nhất 2 vệ tinh có thể theo dõi được một cách đồng thời từ tại thời điểm bất kỳ từ hai vị trí. Mạng lưới toàn cầu tạo ra độ chính xác và độ tin cậy của các quỹ đạo cao hơn so với độ tin cậy xác định từ mạng lưới khu vực. Việc ràng buộc hệ thống quỹ đạo với các hệ quy chiếu chuẩn đạt được bở việc định vị đồng thời dùng các máy thu GPS với hệ theo dõi VLBI và SLR.
* Một số mạng lưới toàn cầu
Ngoài khối điều khiển, một số mạng lưới đã được thiết lập để xác định quỹ đạo. Một số mạng lưới có tính khu vực hoặc lục địa như mạng lưới xác định quỹ đạo GPS của Úc.
Thực nghiệm theo dõi quỹ đạo toàn cầu đầu tiên được thực hiện vào năm 1988 và nhắm vào việc sử dụng đồng thời tài liệu GPS tại các vị trí trạm VLBI và SLR đang tồn tại. Tài liệu sẽ cho phép rằng buộc chính xác giữa WGS-84 và các hệ thống VLBI/SLR. Khoảng 25 vị trí phần bố khắp toàn cầu đã được sử dụng trong ba tuần của chuyến thử nghiệm này.
Mạng lưới GPS hợp tác quốc tế (CIGNET) đã đưa vào hoạt động bởi Cục Trắc địa quốc gia Mỹ với các trạm theo dõi nằm ở vị trí các trạm VLBI. Hoạt động bắt đầu vào năm 1988 với 8 trạm ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Năm 1991, gần 20 trạm phân bố trên toàn cầu tham gia vào. Ba năm sau là hơn 30 trạm được tích hợp vào mạng lưới.
Năm 1990, Hội Trắc địa quốc tế quyết định thành lập trung tâm dịch vụ GPS quốc tế, sau một cuộc thực nghiệm kiểm tra những hoạt động thường được bắt đầu vào 1/1/1994. Mục đích chính của trung tâm dịch vụ này là xác định quỹ đạo cho những ứng dụng địa động lực đòi hỏi độ chính xác cao. IGS có cơ quan trung tâm ở phòng thí nghiệm phản lực (JPL) ở Mỹ. Năm 1999, mạng lưới theo dõi quỹ đạo dựa trên hơn 220 trạm thu GPS phân bố khắp toàn cầu (hình 2.1) với các tọa độ và vận tốc liên quan tới ITRF. Các trạm IGS thu thập khoảng cách mã hóa và pha mang từ
tất cả các vệ tinh dùng máy thu hai tần số. Tài liệu này được phân tích một cách độc lập bởi 7 cơ quan và được lưu trữ hàng ngày dưới dạng trao đổi độc lập với máy thu và phần mềm (RINEX) bởi các trung tâm số liệu khu vực và toàn cầu. Ngày nay, IGS thông thường cung cấp các quỹ đạo có chất lượng cao của tất cả các vệ tinh. Các quỹ đạo dự báo có độ chính xác khoảng 1m sẵn sàng ở thời gian thực, trái lại các quỹ đạo được tính toán lại được đưa ra sau 2 ngày hoặc 2 tuần. Độ chính xác của lời giải cuối cùng được đánh giá là ±5 cm. Các tài liệu theo dõi nguyên thủy, các tham số đồng hồ vệ tinh, các tham số định hướng của Trái đất (EOP) và các tài liệu khác như các thông tin về tầng điện ly và đối lưu luôn luôn sẵn sàng.
Hình 2.1. Mạng lưới trạm thu GNSS của trung tâm dich vụ GNSS quốc tế