Ảnh hưởng của tỷ giá tới doanh thu, chi phí,lợi nhuận

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật và thương mại Thái Bình Dương (Trang 31)

1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

2.2.2.Ảnh hưởng của tỷ giá tới doanh thu, chi phí,lợi nhuận

2.2.1.1. Ảnh hưởng của tỷ giá đến chi phí hoạt động kinh doanh

Có thể thấy chính sách tỷ giá trong thời gian qua ảnh hưởng đến chi phí hoạt động kinh doanh của công ty. Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí vận chuyển, chi phí quản lí, chi phí bán hàng và các loại chi phí có liên quan. Trong các chỉ tiêu của chi phí hoạt động kinh doanh thì bên cạnh việc tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến giá hàng nhập khẩu thì chính sách tỷ giá trong thời gian qua của Nhà nước ảnh hưởng nhiều đến chi phí của công ty. Do sự điều chỉnh của chính sách tỷ giá theo hướng giảm giá đồng nội tệ để khuyến khích xuất khẩu làm cho chi phí tăng lên qua các năm:

Biểu đồ 2.2: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và chi phí kinh doanh

Qua biểu đồ ta thấy, khi tỷ giá hối đoái tăng lên thì chi phí kinh doanh của công ty càng cao. Biểu đồ thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ giá và chi phí hoạt động kinh doanh. Chi phí kinh doanh của công ty năm 2011 là 121.551 triệu đồng tăng 6,52% so với năm 2010. Năm 2012 chi phí kinh doanh là 129838 triệu đồng tăng 6,82% so với năm 2011. Chi phí này tăng là công ty phải nhập khẩu hàng từ thị trường nước ngoài, công ty phải bỏ thêm một khoản chi phí hay khoản lỗ do tỷ giá hối đoái gây ra. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh TBYT nhập khẩu từ nước ngoài như công ty Thái Bình Dương đều có chi phí tăng cao trong hoàn cảnh chính sách tỷ giá có xu hướng giảm giá đồng nội tệ như hiện nay. Do đó, có thể kết luận rằng chính sách tỷ giá của Nhà nước ảnh hưởng đến chi phí hoạt động kinh doanh của công ty cũng như các doanh nghiệp kinh doanh TBYT nhập khẩu.

2.2.1.2. Ảnh hưởng của tỷ giá đến doanh thu

Do đặc thù TBYT của công ty được nhập khẩu từ nước ngoài nên giá cả hàng hóa chịu sự thay đổi của chính sách tỷ giá của Nhà nước. Công ty Thái Bình Dương đã tính giá bán cho khách hàng như sau:

Giá bán = Giá nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Chi phí vận chuyển + Lợi nhuận mong muốn

Giá nhập khẩu chịu tác động trực tiếp từ biến động tỷ giá hối đoái làm cho giá bán của doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo mới mong trang trải các chi phí trong kinh doanh và thu được lợi nhuận. Cuối năm 2011, công ty nhập một lô hàng từ Mỹ với tỷ giá thanh toán vào thời điểm đó đang tăng cao 1 USD = 20.673 VND, làm cho giá bán các loại máy móc TBYT cũng tăng lên. Công ty đã thua đối thủ cạnh tranh là công ty Cổ phần TBYT Hà Nội trong việc đấu thầu cung cấp thiết bị chẩn đoán điện tử sinh lý (Máy điện tâm đồ, điện não đồ) cho bệnh viện Nhi TW. Nguyên nhân là do công ty nhập khẩu lô hàng vào đúng thời điểm tỷ giá tăng cao nên giá bán cũng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Để có cái nhìn rõ hơn ta theo dõi đồ thị dưới đây:

Biểu đồ 2.3: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và doanh thu

Qua đồ thị ta thấy, có mối liên hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ giá hối đoái và doanh thu. Năm 2011 doanh thu từ việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của công ty là 128052 triệu đồng tăng 6,31% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh thu là 135462 triệu đồng tưng ứng tăng 5,7% so với năm 2011. Như vậy, khi tỷ giá hối đoái tăng thì doanh thu của công ty cũng tăng theo nhưng tốc độ tăng của doanh thu năm 2012 chậm hơn so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 là năm mà tỷ giá ở mức cao nhất trong 3 năm nghiên cứu, do tỷ giá tăng nên chi phí kinh doanh của công ty cũng tăng theo, công ty phải tăng giá bán để bù đắp khoản chi phí do tỷ giá gây ra dẫn đến cầu về hàng hóa của công ty giảm xuống nên doanh thu có xu hướng giảm so với năm 2011.

Như vậy, việc tỷ giá thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhập khẩu và ảnh hưởng đến giá bán TBYT của công ty trên thị trường. TBYT của công ty được nhập

khẩu chủ yếu từ thị trường Hoa Kỳ và thị trường EU đều được thanh toán bằng USD nên chịu ảnh hưởng rõ rệt trong của sự thay đồi trong chính sách tỷ giá của Nhà nước. Vì vậy, với mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái, ôn định nền kinh tế vĩ mô nên các doanh nghiệp phải chủ động nâng cao năng lực của bản thân doanh nghiệp để chống lại sự biến động của tỷ giá

1.2.1.3. Ảnh hưởng của tỷ giá đến lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động của hai yếu tố đó là doanh thu và chi phí. Ta có biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lợi nhuận như sau:

Biểu đồ 2.4: Mối quan hệ giữa tỷ giá và lợi nhuận

Qua biểu đồ trên ta thấy năm 2011 lơi nhuận của công ty thu được là 4875,75 triệu đồng tương ứng tăng 2,54 % so với năm 2010. Năm 2012 lợi nhuận thu được là 4218 triệu đồng tương ứng giảm 13.49% so với năm 2011. Như vậy, tỷ giá thay đổi có tác động đến lợi nhuận của công ty thu được, cụ thể năm 2011 khi chi phí tăng một lượng là 6,52% thì doanh thu cũng tăng là 6,31% nên lợi nhuận của công ty vẫn tăng một lượng là 2,54% so với năm 2010. Nhưng năm 2012 khi doanh thu tăng 5,7% so với năm 2011 thì chi phí lại tăng thêm 6,95% cao hơn sự tăng của doanh thu nên lợi nhuận của công ty giảm xuống 13,49% so với năm 2011. Như vậy, có mối liên hệ chặt chẽ giữa tỷ giá hối đoái và lợi nhuận của công ty.

2.2.3. Ảnh hưởng của tỷ giá đến thị trường đầu vào

Các nhóm mặt hàng kinh doanh của Công ty phát triển liên tục. Khi mới bắt đầu thành lập công ty chỉ kinh doanh chủ yếu là nhóm dụng cụ y tế phổ biến (bàn mổ, giường khám, bộ dụng cụ phẫu thuật, phim chụp X-Quang…), các máy móc thiết bị cơ bản (kính hiển vi,máy in phim khô,máy li tâm…), hiện nay danh mục sản phẩm kinh doanh của công ty đang dần dần được mở rộng…Do số nhà cung cấp chính của công ty là các hãng trang TBYT và các tổ chức viện trợ quốc tế như UNICEF, JICA…Bên cạnh đó để có nguồn hàng đáp ứng thêm nhu cầu về các mặt hàng trang TBYT trong nước công ty không ngừng nghiên cứu mở rộng thị trường cung cấp của mình. Đồng thời công ty duy trì các mối quan hệ làm ăn lâu dài với các hãng nổi tiếng trên khắp thế giới về trang TBYT như: Hãng AFGA (Hãng cung cấp sản phẩm phim X quang và máy X quang), Hãng TOYOTA (cung cấp các loại ô tô cứu thương)…

Về mặt thị trường cung ứng, ba đối tác chủ yếu chiếm hơn 90% tổng giá trị nhập khẩu của công ty trong giai đoạn vừa qua là: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc. Ta theo dõi bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu của công ty giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Thị trường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

KNNK Tỷ trọng (%) KNNK Tỷ trọng (%) KNNK Tỷ trọng (%) Hoa Kỳ 29.413 38,2 27.781 32,01 25.640 27,8 EU 23.116 30 20.405 24,35 19.460 21,2 Nhật Bản 15.901 20,67 22.970 26,47 24.125 26,4 Trung Quốc 8490 11,13 15.620 17,17 22.445 24,6 Tổng 76.920 100 86.776 100 91.670 100

(Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu công ty)

Nhìn vào bảng ta thấy, thị trường Hoa kỳ. EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty với tỷ trọng cả ba năm đều dẫn đầu nhưng có xu hướng giảm dần tỷ trọng. Cụ thể, năm 2010 KNNK ở thị trường Hoa Kỳ là 29413 triệu đồng tương ứng với 38,2%, năm 2011 KNNK giảm xuống còn 27781 triệu đồng tương ứng với 32,01% và đến năm 2012 tỷ trọng của thị trường chỉ còn 27,8%. Sự giảm tỷ trọng ở thị trường Hoa Kỳ và EU tất yêu dẫn đến sự tăng tỷ trọng của các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc. Nguyên nhân là do các loại TBYT nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ và thị

trường EU được thanh toán bằng đồng USD thì lượng máy móc nhập về trong thời điểm tỷ giá tăng cao năm 2012 đã giảm hẳn so với các năm trước, cụ thể tỷ trọng nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã giảm 4,3% và từ EU giảm 3,15% so với năm 2011. Thay vào đó, công ty tăng lượng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản và Trung Quốc với tỷ trọng 26,4% ở năm 2012 ở thị trường Nhật Bản và 24,6%% năm 2012 ở thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân là do khi nhập hàng từ thị trường Nhật Bản, và Trung Quốc đồng ngoại tệ được sử dụng trong thanh toán là đồng Yen và nhân dân tệ ổn định hơn so với đồng USD nên giá bán của của máy có xuất xứ từ Nhật Bản và Trung Quốc không biến động nhiều như các máy thanh toán bằng đồng USD. Người mua sẽ lựa chọn những sản phẩm có giá thấp hơn để mua, do vậy cầu đối với những sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc tăng lên rất nhiều, trong khi cầu đối với các thiết bị nhập khẩu từ Hoa Kỳ, EU giảm đi so với các năm trước. Do đó, ta có thể kết luận, chính sách tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến thị trường đầu vào của công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật và thương mại Thái Bình Dương cũng như các công ty khác có cùng kinh doanh về lĩnh vữ thiết bị y tế.

2.2.4. Ảnh hưởng của thị trường đầu ra

Cùng chung bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay go khốc liệt như mọi ngành sản xuất kinh doanh khác trên thị trường Việt Nam, ngành kinh doanh các sản phẩm trang TBYT cũng đang có nhiều bước đổi thay rõ nét. Sau đây là những thống kê về thị phần tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật và thương mại Thái Bình Dương giai đoạn 2010-2012 trên thị trường Miền Bắc:

Bảng 2.4: Thị phần tiêu thụ sản phẩm TBYT của công ty trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị: %

Năm 2010 2011 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị phần 5,1 4,9 6,02

Biểu đồ 2.5: Thị phần tiêu thụ của công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật và Thương mại Thái Bình Dương và một số công ty cùng ngành trên thị trường miền Bắc

năm 2012

Khi tỷ giá USD tăng lên, lượng nội tệ công ty phải chi trả sẽ tăng lên cùng với đó là giá xe nhập khẩu của công ty sẽ tăng lên đáng kể. Khi đó người tiêu dùng khi đưa ra quyết định mua hàng sẽ khó khăn hơn. Khi USD tăng giá, nhà cung ứng cũng tăng giá TBYT nhập khẩu, điều này buộc doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm trong nước làm giá bán ngày càng tăng lên. Người tiêu dùng sẽ cân nhắc khi mua sản phẩm, sẽ có sự cạnh tranh giữa các công ty kinh doanh TBYT bằng các dịch vụ sau bán, giá cả hay phương thức thanh toán. Vì thế công ty phải định giá bán hợp lý, đáp ứng được nhu cầu khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận đặt ra. Khi giá nhập khẩu tăng, công ty sẽ phải tăng giá bán trong nước cùng với đó sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động kinh doanh khó khăn hơn công ty sẽ phải nhập ít hơn.

Hiện nay, ta có thể thấy giá TBYT nhập khẩu tăng lên đáng kể qua từng năm nguyên nhân là do tỷ giá USD tăng, đồng nghĩa với giá bán trong nước tăng vì các khoản thuế và chi phí khác mà nhà nhập khẩu phải chi ra khi nhập về lớn hơn rất nhiều so với giá trị nhập khẩu. Nhìn vào bảng số liệu về thị phần của Thái Bình Dương ta thấy có sự thay đổi rõ rệt trong giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2010, thị phần của công ty trên thị trường Miền Bắc chiếm 5,1% nhưng sang năm 2011 khi mà tỷ giá có những biến động mạnh thì thị phần của công ty giảm xuống còn 4,9%. Nguyên nhân là do những tháng cuối năm 2011, công ty nhập hàng vào đúng thời điểm tỷ giá hối đoái tăng cao nên giá bán sản phẩm của công ty cao hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh nên công ty đã mất hợp đồng cung cấp sản phẩm máy xơ vữa động mạch VASERA VS -1500N co bệnh viện Bạch Mai, và thiết bị chẩn đoán điện tử sinh lý (Máy điện

tam đồ, điện não đồ) cho bẹnh viện Nhi TW. Đến năm 2012, do tỷ giá USD/VND tăng mạnh nên công ty nên đã thay đổi thị trường nhập khẩu. Cụ thể là giảm tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ, EU và tăng tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản, Trung Quốc và các thị trường không thanh toán bằng USD. Vì vậy mặc dù năm 2012 là năm có tỷ giá cao nhất trong ba năm nghiên cứu nhưng thị phần của công ty vẫn ở mức cao nhất chiếm 6,02% trên thị trường Miền Bắc

2.3. Các kết luận và phát hiện

2.3.1. Thành công và bài học kinh nghiệm

2.3.1.1. Thành công

Với sự nỗ lực từ phía ngành, Chính phủ trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái, các biện pháp tài khóa, tiền tệ…Nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến đáng ghi nhận. Thực tế là việc quy định mức lãi suất, chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt đã góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế trong thời gian vừa qua

Thành công của công ty Thái Bình Dương được thể hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất, mặc dù chịu áp lực lớn từ biến động tỷ giá hối đoái, song công ty

vẫn làm ăn có lãi và đạt được chỉ tiêu tài chính đề ra. Biểu hiện là thị trường TBYT vẫn sôi động và đa dạng, phong phú về chủng loại để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của con người.

Thứ hai, công ty cũng xây dựng được quỹ dự phòng rủi ro, quỹ này do bộ phận

xuất nhập khẩu phụ trách, kết hợp với phòng kinh doanh, tiến hành phân tích và dự báo biến động tỷ giá, công ty đã đưa ra những chiến lược khả thi và có hiệu quả trong việc nhập khẩu hàng hóa vào thị trường.

Thứ ba, công ty có quan hệ tốt với các đối tác về nhập khẩu TBYT và quan hệ

tốt với các đại lý khách hàng . Mặc dù có biến động tỷ giá khá lớn nhưng Thái Bình Dương vẫn nhận được những ưu đãi nhập khẩu là do khách hàng thân thiết của đối tác.

2.3.1.2. Bài học kinh nghiệm

Thực tế cho thấy việc áp dụng các chính sách điều chỉnh tỷ giá của Chính phủ chưa thực sự hiệu quả. Bằng chứng là CPI vẫn liên tục tăng, các chính sách chỉ hạn chế được phần nhỏ tác động xấu từ biến động tỷ giá. Ở Việt Nam tồn tại một loại thị trường nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ, đó là thị trường ngầm. Tại đó tỷ giá các đồng tiền biến động chệch với tỷ giá niêm yết. Điều đáng chú ý là lượng tiền giao dịch trên thị trường này theo thống kê không chính thức đạt khoảng 60% tổng giao dịch. Vì vậy cần có sự can thiệp mạnh tay hơn nữa tù các cơ quan chức năng để kiểm soát tỷ giá.

Riêng đối với Thái Bình Dương, bài học đặt ra là luôn phải có một tầm nhìn chiến lược tốt và dự đoán tốt những khả năng biến động tỷ giá theo hướng nào, từ đó lựa chọn đối tác nhập khẩu và thời điểm nhập hợp lý. Bên cạnh đó cũng phải nắm chắc luật định của ngành và chính phủ để có phương án chống đỡ hợp lý

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, các quy định còn mang nặng tính hành chính trong công tác quản lý

tỷ giá cũng như ngoại hối. Do NHNN đã có quy định đối với các doanh nghiệp có nguồn thu là ngoại tệ phải bán ngoại tệ của doanh nghiệp cho ngân hàng để quyết định cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Quy định còn mang nặng bản chất hành chính nên tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật và thương mại Thái Bình Dương (Trang 31)