Phân tích môi trường tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật và thương mại Thái Bình Dương (Trang 25)

1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

2.1.2. Phân tích môi trường tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.2.1. Nhân tố vĩ mô

Chính sách của Nhà nước: Giống như các doanh nghiệp khác, các doanh

nghiệp kinh doanh thiết bị y tế đều chịu dưới sự quản lý của Nhà nước. Chính phủ sử dụng các công cụ, các chính sách thống nhất bằng văn bản pháp luật để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động đúng hướng và nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô. Các chính sách mà nhà nước ban hành có thể là tác động gián tiếp hoặc trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Ví dụ như pháp luật quy định về Giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế, pháp luật quy định danh mục trang thiết bị y tế (mới 100%) được

nhập khẩu theo giấy phép của bộ y tế. Hay một số trang thiết bị y tế, dụng cụ y tế được pháp luật quy định việc nhập khẩu bị hạn chế bởi các công cụ thuế, hạn ngạch để giảm kim ngạch nhập khẩu xuống, ép các bệnh viện,các trung tâm y tế sử dụng hàng nội địa.

Yếu tố kinh tế: Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng và quyết định hàng đầu, bao gồm các yếu tố:

Thứ nhất, tỷ giá hối đoái là một trong nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của công ty. Trong những năm gần đây giá đồng USD tăng mạnh so với đồng Việt Nam, làm giá trị của đồng Việt Nam giảm xuống. Với công ty TNHH Dịch vụ kĩ thuật và Thương mại Thái Bình Dương kinh doanh chủ yếu là các thiết bị y tế nhập khẩu nên tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá của các trang thiết bị y tế nhập khẩu.Từ đó ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh của công ty, làm thay đổi giá cả mặt hàng trên thị trường do đó ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ của Công ty

Thứ hai, lãi suất cao hay thấp đều có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh và nhu cầu thị trường, lãi suất cao thì người tiêu dùng sẽ bỏ tiền vào tiết kiệm và khi đó đầu tư cho sản xuất sẽ giảm đi và nhu cầu về thị trường về tư liệu sản xuất sẽ giảm đi và ngược lại.Bên cạnh đó lãi suất tăng cao, làm cho lãi suất vay vốn của công ty cao khiến khả năng sinh lời của công ty suy giảm rất lớn. Hệ quả tất yếu kéo theo sự làm ăn kém hiệu quả của công ty đặc biệt là công ty Thái Bình Dương lại kinh doanh chủ yếu các mặt hàng trang TBYT nhập khẩu .

Thứ ba, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng phản ánh tốc độ phát triển của thị trường TBYT.

Thứ tư, tỷ lệ lạm phát. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh tính chất ổn định hay bất ổn của nền kinh tế. Lạm phát cao giúp cho công ty phát triển nóng, nhưng không bền vững.

Yếu tố khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ phát triển tạo điều kiện

thuận lợi cho thị trường hoạt động: do trang thiết bị y tế là sản phẩm của các ngành khoa học, lại chịu ảnh hưởng bởi mức độ hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ. Khoa học càng phát trỉên thì trang thiết bị càng hiện, nhiều tính năng hơn, chính xác hiệu quả hơn, hàng loạt các yếu tố liên quan đến sản phẩm cũng tăng lên. Công nghệ hiện đại giúp các nhà sản xuất có thể khai thác tối đa tính năng của sản phẩm. Sự phát triển không ngừng của thế hệ máy siêu âm: 1 chiều, 2 chiều, 3 chiều và nay là 4 chiều, hoặc dao mổ điện cao tần, thiết bị mổ tán sỏi ngoài cơ thể.

2.1.2.2. Nhân tố thuộc môi trường vi mô

Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp kinh doanh

ty. Tính chất cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh TBYT ngày càng cao vì mục tiêu tồn tại và phát triển của các công ty và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Do vậy công ty phải nâng cao năng lực cạnh tranh nếu không muốn bị loại khỏi thị trường.

Khách hàng: Khách hàng là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự tồn tại

và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đáp ưng tốt nhu cầu của khách hàng, luôn coi khách hàng là thượng đế, có như thế mới xây dựng được khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Mặt khác, khách hàng cũng chính là người giới thiệu sản phẩm của công ty với người thân, bạn bè. Đây là một cách bán hàng vô cùng hiệu quả.

Các nguồn lực của doanh nghiệp: Các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm

hai yếu tố chủ yếu là nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình:

Nguồn lực vô hình: Đó là tài sản vô cùng quý giá đối với doanh nghiệp đó là các nguồn lực như: thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp, các mối quan hệ của doanh nghiệp,... Đây là những nguồn lực không dễ có mà phải gây dựng tích luỹ trong thời gian dài với sự nỗ lực của mọi thành viên bên trong doanh nghiệp từ sản xuất đến khi đem sản phẩm ra bán ngoài thị trường..

Nguồn lực hữu hình bao gồm: Vốn (tài chính), máy móc thiết bị (cơ sở vật chất), nguồn nhân lực...

Thứ nhất, yếu tố tài chính. Yếu tố này là yếu tố sống còn, yếu tố đầu tiên của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.Trong đó là quy mô vốn, cơ cấu vốn (cơ cấu sở hữu, cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định), tốc độ thu hồn vốn, khả năng thanh toán (thanh toán nhanh, khả năng chi trả dài hạn....), nguồn huy động vốn, chất lượng sử dụng vốn...

Thứ hai, nguồn lực về cơ sở vật chất kỹ thuật. Đó là toàn bộ cơ sở hạ tầng, nhà kho, máy móc trang thiết bị, phương tiện giao thông vận tải... Đặc biệt là hệ thống cơ sở vật chất phân phối sản phẩm đây là nhân tố quyết định trực tiếp đến khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty

Thứ ba, yếu tố lao động (nguồn nhân lực). Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, vì con người vận hành máy móc tạo ra sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, điều đó có nghĩa là không gì có thể thay được con người. Đội ngũ càn bộ công nhân viên có kinh nghiệm, có trình độ kiến thức trình độ kiến thức nghiệp vụ giao thương, được tiếp xúc nhiều với thị trường hàng hoá… cũng ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật và thương mại Thái Bình Dương (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w