Kiến nghị với cơ quan quản lý vĩ mô

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật và thương mại Thái Bình Dương (Trang 44)

1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

3.3.1.Kiến nghị với cơ quan quản lý vĩ mô

Trong thời gian qua, chính sách TGHĐ ở nước ta đã đóng góp những thành tựu đáng kể trong việc kiềm chế lạm phát, cải thiên CCTT, tạo điều kiện ổn định ngân sách, ổn định tiền tệ… Tuy nhiên, đối với điều hành tỷ giá, nhà nước vẫn còn thiếu những giải pháp hữu hiệu trong từng giai đoạn để sử dụng công cụ tỷ giá một cách có hiệu quả. Như vậy, để chính sách tỷ giá đạt được mục tiêu, cần phải có những định hướng rõ ràng nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể mà nhà nước nên áp để điều hành tỷ giá tốt hơn trong thời gian tới.

Một là, tăng cường công tác dự báo biến động tỷ giá trong tương lai. Thường

xuyên phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để đề ra các chính sáchTGHĐ phù hợp cho từng giai đoạn.

Hai là, hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam:

Quản lý tốt dự trữ ngoại hối: tăng tích lũy ngoại tệ: xây dựng chính sách phát

triển xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Tiết kiệm chi ngoại tệ, chỉ nhập khẩu những hàng hóa cần thiết cho nhu cầu phát triển trong nước và những hàng hóa mà trong nước chưa sản xuất dược. Đồng thời nhà nước cần phải sử dụng ngoại tệ dự trữ một cách có hiệu quả.

Hoàn thiện thị trường ngoại hối ở Việt Nam để tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách ngoại hối một cách có hiệu quả bằng cách mở rộng thị trường ngoại hối để các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tham gia ngày càng nhiều, tạo ra thị trường hoàn hảo hơn. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có liên quan tới ngoại tệ có thể bảo vệ được mình.

Hoàn chỉnh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: tạo điều kiện cần thiết để qua

đó nhà nước có thể nắm bắt được các mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, từ đó có những can thiệp hợp lý khi cần thiết. Trước mắt cần có những biện pháp thúc đẩy các

ngân hàng kinh doanh ngoại tệ tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Song song với đó phải củng cố và phát triển thị trường liên ngân hàng với đầy đủ các hoạt động của nó, tạo điều kiện cho NHNN phối hợp, điều hòa giữa hai khu vực thị trường ngoại tệ và thị trường nội tệ một cách thông thoáng và hiệu quả.

Ba là, thực hiên chính sách đa ngoại tệ: hiện nay trên thị trường ngoại tệ, mặc

dù USD có vị thế mạnh hơn hẳn so với các loại ngoại tệ khác, song nếu trong quan hệ quốc tế chỉ áp dụng một loại ngoại tệ này thì sẽ làm cho tỷ giá bị ràng buộc rất lớn vào nó. Khi có sự biến động về giá cả của đồng USD trên thế giới sẽ lập tức ảnh hưởng tới quan hệ tỷ giá giữa VNĐ và USD. Mà những ảnh hưởng này thường là những ảnh hưởng bất lợi. Vì vậy các doanh nghiệp nên lựa chọn những ngoại tệ mạnh để thanh toán và dự trữ như EUR, NDT, JPY… vì hiện nay EU, Trung Quốc và Nhật Bản đang là những thị trường cung cấp thép nhập khẩu lớn cho Việt Nam. Chế độ tỷ giá gắn với nhiều loại ngoại tệ sẽ làm tăng tính ổn định của tỷ giá danh nghĩa.

Bốn là, sử dụng hiệu quả công cụ lãi suất để điều chỉnh tỷ giá: Chính phủ từng

bước tự do hóa lãi suất, làm cho lãi suất thực là một loại giá cả được quyết định bởi sự cân bằng giữa cung và cầu của chính đồng tiền đó trong thị trường chứ không phải bởi những quyết định cứng nhắc của NHNN.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật và thương mại Thái Bình Dương (Trang 44)