18. Báo cáo Giáo dục Việt Nam Đầu tư và cơ cấu tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 10/
2.2.4.4. Phân cấp tài chính địa phương
Hộp 5: Hệ thống quản lý tài chính giáo dục những điều đáng lo ngại. Theo Phó Thủ tướng, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân nhận định rằng hệ thống quản lý tài chính giáo dục đang rất phân tán, Bộ GD - ĐT chỉ chiếm một phần nhỏ trong quản lý tài chính nên không kiểm tra và theo dõi hết tính hiệu quả trong chi tiêu cho giáo dục.
Đã từ nhiều năm nay, Bộ chỉ quản lý trực tiếp khoảng 5% ngân sách dành cho giáo dục, 95% ngân sách giáo dục còn lại là do các Bộ khác và địa phương trực tiếp quản lý. Theo quy chế hiện nay, việc chi tiêu 95% này thế nào không cần báo cáo về Bộ GD- ĐT về hiệu quả đầu tư. Phó Thủ tướng khẳng định: Cơ chế này sẽ cần được thay đổi trong thời gian tới nếu muốn tăng tính hiệu quả trong đầu tư cho giáo dục.
Vào tháng 10 năm 2007, lần đầu tiên Bộ GD- ĐT công bố báo cáo "Giáo dục Việt Nam - Đầu tư và cơ cấu tài chính". Bản báo cáo đã chỉ ra nhiều điểm khá bất ổn trong việc quản lý và sử dụng tài chính trong giáo dục. Trong đó nổi lên điểm bất ổn lớn nhất là mất cân đối nghiêm trọng trong việc sử dụng tiền ngân sách.
Cụ thế như: Với tổng số tiền từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo như năm 2006 là 54.798 tỷ đồng thì ngành giáo dục đã dùng tới 81,8% tổng số tiền này để chi thường xuyên, số tiền để chi cho đầu tư chỉ là 10.000 tỷ, chiếm 18,2%. Tỷ lệ này khi về các địa phương còn tiếp tục mất cân đối nghiêm trọng hơn. Với 40.458 tỷ đồng ngân sách giáo dục rót về các địa phương thì có tới 34.578 tỷ đồng dành cho việc chi thường xuyên, chi cho đầu tư chỉ là 5.880 tỷ đồng.
Trong khi đó, tại hầu hết các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ và ngay ở những quốc gia láng giềng như Trung Quốc, tỷ lệ chi thường xuyên chỉ chiếm khoảng 40% trong tổng chi, 60% còn lại dành cho việc tái đầu tư
Phân cấp quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục có thể phân chia thành phân cấp quản lý giữa các cơ quan nhà nước và giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở giáo dục công.
Nội dung quản lý giữa Nhà nước với các cơ sở giáo dục công lập hiện nay có thể chia thành 3 loại: quản lý về tài chính, quản lý tổ chức, bộ máy và nhân sự, và quản lý họat động chuyên môn (bao gồm số lượng học sinh, nội dung giảng dạy, tuyển sinh, cấp bằng, đánh giá chất lượng học sinh, giáo viên, v.v.). Như đã phân tích ở mục trên, trong thời gian qua, Chính phủ đã có một số đổi mới nhất định trong phân cấp quản lý giáo dục nói chung và quản lý các tổ chức giáo dục công lập nói riêng, chuyển dần từ quản lý các tổ chức này như một đơn vị hành chính công sang hướng trao nhiều quyền tự chủ và linh hoạt hơn cho các cơ sở. Trong 3 lĩnh vực quản lý nói trên, thay đổi lớn nhất là quản lý về tài chính với việc ban hành một số văn bản pháp luật liên quan như: Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 08/2004/QĐ-TTg về Phê duyệt chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước và TCSN công giai đoạn 2004-2005, Luật Ngân sách Nhà nước phê duyệt 2002 (có hiệu lực năm 2004) và Luật Giáo dục. Hướng đổi mới trong các văn bản pháp luật này là phân cấp nhiều hơn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục về mặt tài chính ở địa phương (cụ thể là Sở Giáo dục và đào tạo) và trao quyền và quyền tự chủ nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục công lập. Ví dụ như các cơ sở giáo dục được quyền tự chủ trong việc xác định các khoản mục chi, quyền có các khoản thu nhất định, được quyền đầu tư, vay ngân hàng, được dễ dàng hơn trong các thủ tục xin ngân sách nhà nước. Nghị định này nhằm mục tiêu tăng cường tính linh hoạt và chủ động trong chi tiêu của các tổ chức giáo dục công lập và bổ sung nguồn thu hợp lý cho các tổ chức này ngoài nguồn ngân sách nhà nước. Khác với phân cấp quản lý về tài chính, 3 lĩnh vực phân cấp quản lý còn lại hầu như không có bước đổi mới đáng kể. Các tổ chức giáo dục công lập hầu như chưa có quyền quyết
định về tổ chức, bộ máy, nhân sự và hoạt động chuyên môn. Các lĩnh vực này đều do các cơ quan quản lý nhà nước các cấp quyết định. Tuy nhiên, gần đây, việc ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 đã thể hiện một bước cải cách mới trong phân cấp quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian tới. Theo đó, các tổ chức giáo dục công được tiếp tục gia tăng quyền tự chủ, không chỉ về tài chính mà còn trong quản lý nhân sự và tổ chức bộ máy.
Phân cấp quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục được thực hiện theo các quy định hiện hành, như Luật Ngân sách, Nghị định 10, Luật giáo dục. Trước khi thực hiện Luận Ngân sách, các sở Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) không tham gia phân bổ ngân sách của các trường thuộc huyện (quận) quản lý. Ngay cả phòng GD và ĐT cũng không tham gia phân bổ ngân sách mà chỉ tổng hợp dự toán kinh phí của các trường và trình sở GD và ĐT, các trường trực tiếp nhận hạn mức kinh phí từ các phòng Tài chính-Kế hoạch (TC-KH) quận/huyện (xem Bảng 9 tóm tắt dưới đây). Nhìn chung, cơ chế này đảm bảo công tác quản lý của các cơ quan quản lý tài chính đối với việc sử dụng kinh phí từ các đơn vị sự nghiệp, tuy nhiên bộc lộ một số điểm yếu đó là các sở giáo dục và phòng giáo dục không nắm được tình hình sử dụng kinh phí của các đơn vị giao dục thuộc huyện, thị do đó bị động trong công tác quản lý và điều hành, không thể chủ động trong công tác xây dựng và điều hành kế hoạch phát triển của toàn ngành giáo dục trên địa bàn.
Thực hiện phân cấp theo Luật Ngân sách đã giúp cơ quan quản lý trong lĩnh vực giáo dục của các tỉnh chủ động hơn rất nhiều trong bố trí ngân sách cho sự nghiệp giáo dục. Xu hướng đổi mới phân cấp kinh phí sự nghiệp giáo dục hiện các địa phương đang thực hiện là nâng vai trò của Sở giáo dục trong các khâu lập dự toán, phân bổ và quyết toán ngân sách. Việc giao “trọn gói” kinh phí cho ngành giáo dục tạo điều kiện cho ngành chủ động điều chuyển, phân bổ kinh phí giữa các trường phù hợp với tình hình thực tiễn của từng trường, từng địa bàn.
Bang 9: Quy trình lập dự toán, phân bổ và quyết toán ngân sách cho giáo dục ở địa phương.
Trước 2004 Sau 2004 Các trường thuộc Phòng GD quản lý Các trường thuộc sở GD quản lý Các trường thuộc Phòng GD quản lý Các trường thuộc sở GD quản lý Lập dự toán ngân sách Xây dựng dự toán ngân sách rồi gửi về phòng GD
Xây dựng dự toán, gửi về sở GD để tổng hợp
Xây dựng dự toán ngân sách rồi gửi về phòng GD Xây dựng dự toán, gửi về sở GD để tổng hợp Phòng GD tổng hợp gửi Sở GD và đồng gửi Sở Tài chính Phòng GD tổng hợp gửi Sở GD và đồng gửi Sở Tài chính Sở GD tập hợp dự toán gửi Sở Tài
chính
Sở GD tập hợp dự toán gửi Sở Tài Chính
Sở TC – Sở GD trình UBND/HĐND thông qua
Sở TC trình UBND/HĐND thông qua Cấp phát, phân bố kinh phí
Sở TC cấp hạn mức kinh phí ủy quyền cho phòng TC-KH theo định kỳ hàng quý Sở TC cấp phát hạn mức kinh phí cho Sở GD
Sở TC thông báo kinh phí “trọn gói” cho sở GD Phòng TC-KH cấp phát trực tiếp cho các trường Sở GD cấp hạn mức kinh phí cho các trường theo định kỳ hàng quý
Sở GD phân bổ hạn mức kinh phí cho các phòng GD, các trường trực thuộc và gửi Sở TC để thẩm định
Sở GD giao dự toán cho Phòng GD từ đó phân bổ cho các trường Sở GD giao dự toán cho các trường
Quyết toán kinh phí Phòng TC-KH với
sự tham gia của phòng GD quyết toán với các trường rồi gửi về sở TC
Sở GD quyết toán với các trường và báo cáo quyết toán với Sở TC
Phòng TC-KH với sự tham gia của phòng GD quyết toán với các trường rồi gửi về sở Giáo dục
Sở GD quyết toán với các trường và báo cáo quyết toán với Sở TC
Như vậy, Luật Ngân sách đã đem đến sự phân công, phân cấp hợp lý hơn giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục về tài chính. Nghị định 10 đã gia tăng một phần quyền tự chủ của các tổ chức giáo dục và đào tạo.