ngân sách nhà nước theo Qui chế quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ ban hành v.v.
Theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTG ngày 30/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ, tại Điểu 55 thì các trường đại học công lập được áp dụng chế độ tự chủ tài chính quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các TCSN có thu. Quyết định này đã tạo ra một cơ chế mới cho các trường đại học công lập, các trường có quyền tự chủ về tài chính cao hơn và có thể huy động thêm nguồn lực bên ngoài để đầu tư, phát triển trường, có điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo. Trước đó với nguồn kinh phí hạn hẹp từ ngân sách nhà nước các trường rất khó khăn trong việc đầu tư phát triển trường.
2.2.4.2. Thực trạng nguồn tài chính hoạt động của các TCSN công lập tronggiáo dục. giáo dục.
Hiện nay các TCSN công trong lĩnh vực GD-ĐT được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao và ngoài ra được phép thu học phí và lệ phí theo qui định của nhà nước. Chính do vậy, hiện nay nguồn tài chính cho các cơ sở giáo dục-đào tạo công lập được hình thành từ ba nguồn chính đó là: (1) Nguồn từ ngân sách nhà nước cấp; (2) nguồn thu sự nghiệp và (3) Thu khác (viện trợ, v.v...). Đây là ba nguồn thu chủ yếu của các TCSN công trong giáo dục, trong khuân khổ chuyên đề thực tập này sẽ chỉ đề cập và phân tích hai nguồn chủ yếu và còn nhiều hạn chế, liên quan trực tiếp từ các cơ chế chính sách hiện hành của Nhà nước, đó là Nguồn từ ngân sách và nguồn thu sự nghiệp.
(1). Nguồn từ ngân sách nhà nước cấp:
Những năm qua, Nhà nước đã không ngừng tăng ngân sách cho lĩnh vực GD&ĐT với giá trị tăng tuyệt đối trong 3 năm liên tiếp gần đây (2006-2008)
đều trên dưới 10.000 tỷ đồng/năm. Cụ thể tỷ lệ chi cho GD-ĐT trong tổng chi của ngân sách nhà nước đã tăng từ 15.8% năm 2002 (tương đương 3,8% GDP), lên 18% năm 2005 (tương đương 5% GDP), chi cho giáo dục năm 2006 là 55300 tỷ đổng ( tương đương 5,6% GDP) và tăng so với năm 2005 là 13.670 tỷ đồng, năm 2007 là 66770 tỷ đồng (tương đương 5,8% GDP) tăng so với năm 2006 là 11.470 tỷ đồng, năm 2008 dự kiến tăng so với năm 2007 là 9.430 tỷ đồng. Đang hướng đến mục tiêu đạt 20% khoảng 2-3 năm trước năm 201012
(xem thêm Bảng 7 và sơ đồ 4). Thế nhưng, Bộ GD&ĐT luôn cho rằng ngành đang... thiếu kinh phí và đề xuất phải tăng học phí thì mới có thể tăng lương cho giáo viên và tăng chất lượng giáo dục. Thực tế cho thấy, chính ngành GD&ĐT cần phải xem xét lại hiệu quả của việc chi tiêu ngân sách và các nguồn lực tài chính khác cho giáo dục. Ngay bản thân ngành cũng không thể kiểm soát được nguồn lực tài chính cho chính ngành của mình (điều này được phân tích tại mục 2.2.3.3. Thực trạng quản lý chi tiêu trong giáo dục)
Bảng 7: Tỷ lệ chi phí cho giáo dục ở Việt Nam 2002-2007
2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng chi cho giáo
dục ( Tỷ đồng) 20624 22795 32730 41630 55300 66770 Tỷ lệ ngân sách cho
giáo dục/GDP(%) 3,8 3,7 4,6 5,0 5,6 5,8
Nguồn: Bộ GD-ĐT và Ngân sách nhà nước
Sơ đồ 4: Tổng chi NSNN cho giáo dục từ năm 2004-2007