Suất hao phí của VLĐ Theo doanh thu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TẠI NHÀ MÁY GẠCH LÁT HOA VÀ MÁ PHANH Ô TÔ HÀ NỘI (Trang 38 - 41)

- Theo doanh thu

3.Suất hao phí của VLĐ Theo doanh thu

- Theo doanh thu - Theo lợi nhuận

0.051.37 1.37 0.31 6.61 620 482.48 4. Vòng quay VLĐ 18.2 17.73 5. TSN 19.23 111.45 579.58 Nguồn: Phòng TC- KT

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Sức sản xuất của VLĐ từ năm 2006 đến năm 2007 đã giảm sút rất mạnh. Nếu như năm 2006 một đồng TSCĐ được đầu tư bình quân sẽ đem lại 18.71 đồng doanh thu ở năm 2007 một đồng TSCĐ được đầu tư bình quân chỉ đem lại 3.23 đồng doanh thu. Như vậy chỉ đạt 17.78 % so với năm 2006.

Về sức sinh lời của VLĐ cũng giảm từ 0.73 xuống còn 0.15 đồng. Sức sinh lời của VLĐ giảm đi là do VLĐ tăng mạnh nhưng lợi nhuận thu về lại tăng nên không đáng kể.

Về suất hao phí về VLĐ theo doanh thu phản ánh: để có được một đồng doanh thu thì Nhà Máy phải bỏ ra 0.05 đồng VLĐ ở năm 2006 và 0.31 đồng VLĐ ở năm 2007. Suất hao phí của VLĐ theo lợi nhuận sau thuế phản ánh: để

có được một đồng lợi nhuận thì Nhà Máy phải bỏ ra 1.37 đồng VLĐ ở năm 2006 và 6.61 đồng VLĐ ở năm 2007. Điều này cho thấy suất hao phí của VLĐ của Nhà Máy ngày càng tăng chứng tỏ yêu cầu về VLĐ ngày càng tăng lên. Chỉ tiêu này không những quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ mà còn quan trọng trong việc hoạch định tài chính. Hàng năm thông qua dự báo nhu cầu thị trường mà doanh nghiệp dự báo được doanh thu từ đó ước lượng được nhu cầu về VLĐ trong kỳ để có các án huy động vốn đầy đủ.

Về số vòng quay VLĐ của Nhà Máy khá cao ở năm 2006 nhưng lại giảm đi rất nhiều ở năm 2007. Nếu như năm 2006 VLĐ của Nhà Máy quay được 18.72 vòng thì năm 2007 chỉ quay được 3.23 vòng và chỉ đạt 17.3% so với năm 2006. Cũng từ đó mà thời gain của một vòng luân chuyển vốn tăng rất mạnh từ năm 2006 đén năm 2007.

Từ sự phân trên cho thấy việc sử dụng VLĐ của Nhà Máy ở năm 2006 có hiệu quả hơn năm 2007. VLĐ sử dụng ít hiệu quả hơn chứng tỏ nó đã bị tồn đọng, chậm luân chuyển ở một khâu nào đó và làm cho suất hao phí tăng, sức sản xuất giảm. Trong thời gian tới Nhà Máycần xem xét việc sử dụng VLĐ vào các mục đích khác nhau để có các biện pháp khắc phục hợp lý, tăn nhanh vòng quay VLĐ, tránh làm lãng phí vốn.

2.7. Đánh giá tổng quát về tình hình tài chính tại Nhà Máy Gạch Lát HoavàMá Phanh Ô Tô Hà Nội. vàMá Phanh Ô Tô Hà Nội.

Từ những phân tích trên ta có thể thấy được một số kết quả đạt được cũng như những tồn tại cần được giải quyết của Nhà Máy.

2.7.1 Những kết quả đạt được

Ở năm 2006 Nhà máyđã đạt được một số kết quả như sau:

- Tổng tài sản đã tăng lên một cách đáng kể kéo theo doanh thu và lợi nhuận tăng góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Như vậy việc sản xuất của Nhà Máy khá hiệu quả.

- Thu nhập bình quân đầu người của công nhân viên trong Nhà Máy ngày càng tăng. Nhà Máy đã có sự quan tâm đến ssời sống của cán bộ công nhân viên trong Nhà Máy, góp phần thúc đẩy người lao động hăng hái. nhiệ tình làm việc.

- Nhà Máy đã giải quyết việc làm cho một nguồn lao động lớn cho xã hội. - Quy mô sản xuất tăng 40.1% đã chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp đã được thị trường ưa chuộng và ngày càng nhiều đơn đặt hàng tìm đến.

Như vậy với sự năng động nhạy bén của các nhà quản lý trong Nhà Máy là sự nỗ lực hết mình của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Nhà máy góp phần phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đã đưa Nhà Máy thoát khỏi tình trạng nợ lần chồng chất, tỷ lệ nợ của Nhà Máy ngày càng một giảm đi, từ đó chi phí trả lãI vay sẽ ngày càng giảm xuống và lợi nhuận ngày càng tăng thêm.

2.7.2. Những tồi tại cần được giải quyết.

Bên cạnh những thành công đáng khích lệ như đã kể trên, tình hình tài chính của Nhà Máy Gạch Lát Hoa và Má Phanh Ô Tô Hà Nội còn có nhiều tồn tại và bất cập cần khắc phục.

Nhược điểm đầu tiên có thể kể đến là cơ cấu tài sản không hợp lý. Mặc dù quy mô vốn tăng mạnh nhưng số vốn đầu tư vào tài sản cố định là tăng không đáng kể. Việc này dẫn đến TSCĐ không đủ đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất và sẽ làm tăng số lượng lao động thủ công, công nghệ sản xuất thì thô sơ. Điều này tráu với quy luật phát triển chung của các ngành công nghiệp, không phù hợp với công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trong thời gian tới, nếu cơ cấu tài sản này không thay đổi thì doanh thu và lợi nhuận sẽ giảm do năng suất lao động không cao.

Việc phân bổ cơ cấu vốn của Nhà Máy cũng không hợp lý. Tỷ trọng nợ phải trả là rất lớn trong khi tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu quá nhỏ bé. Theo kinh nhiệm của các nhà kinh doanh tư bản thì tỷ lệ:

Tổng nợ 1 Tổng nợ

≤ 0.33

Tổng tài sản 3 Tổng tài sản

Với tỷ lệ trên mới đảm bảo độ an toàn và tính linh hoạt cho doanh nghiệp. Nhưng ở đây, tỷ lệ này của Nhà Máy Gạch Lát Hoa và Má Phanh Ô Tô Hà Nội là 0.85. Như vậy,tỷ lệ này là rất lớn cho thấy hiện nay Nhà Máy đang thiếu tính chủ động, phụ thuộc vào nhièu từ nguồn tài chính từ bên ngoài…

Thực tế, Nhà Máy luôn vấp phải khó khăn trong thanh toán. Biểu hiện ở trong các khoản múcTSLĐ từ đầu tư ngắn hạn: Như “tiền mặt”…

Như vậy, tình hình tài chính của Nhà Máy Gạch Lát Hoa và Má Phanh Ô Tô Hà Nội mặc dù năm sau có tiến bộ hơn năm trước nhưng nhìn chung là chưa tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà Máy chưa có hiệu quả.Sức sản xuất và sức sinh lời của TSCĐ và TSLĐ chưa cao và ổn định, hiệu suất làm việc của máy móc thiết bị ngày càng giảm đi do đã cũ kĩ và lạc hậu.

Để tình hình tài chính của Nhà Máy vững vàng hơn, để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và phát triển hơn thì trong trời gian tới, Nhà Máy phải xác định rõ những thuận lợi và khó khăn của mình để có những giải pháp hữu hiệu nhằm tận dụng và phát huy hơn nữa những lợi thế đông fthời khắc phục những hạn chế, khó khăn trước mắt để duy trì vị trí và vị thế trên thị trường.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TẠI NHÀ MÁY GẠCH LÁT HOA VÀ MÁ PHANH Ô TÔ HÀ NỘI (Trang 38 - 41)