Phân tích hệ thống chỉ tiêu tổng quát.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TẠI NHÀ MÁY GẠCH LÁT HOA VÀ MÁ PHANH Ô TÔ HÀ NỘI (Trang 31 - 34)

I. Tháng tới 301 615 3 NVL dự trữ vượt định mức 1 083

2.6.1.Phân tích hệ thống chỉ tiêu tổng quát.

Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải phản ánh được sức sản xuất, sức hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung:

Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra Yếu tố đầu vào

(Phản ánh sức sinh lời hay sức sản xuất của các chỉ tiêu đầu vào) Hiệu quả kinh doanh =

(Phản ánh sức hao phí cho một đơn vị kết quả thu được)

Trong đó: - Kết quả đầu ra thường được đo bằng các chỉ tiêu như: Tổng giá trị sản lượng, doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận gộp…

- Yếu tố đầu vào bao gồm: Lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn vay, vốn chủ sở hữu …

Trước tiên ta phân tích một số chỉ tiêu quan trọng mà khồn một ngành kinh doanh nào, không một doanh nghiệp nào có thể bỏ qua những chỉ tiêu này.

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu =

Chỉ tiêu này cho biết: Trong một đồng doanh thu thu được sẽ đem lại mấy đồng lợi nhuận. Lợi nhuận ở đây là lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhụân sau thuế.

Tỷ số doanh lợi vốn = Lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế Tổng tài sản bình quân

Tỷ số này cho biết bình quân trong kỳ kinh doanh, cứ một đồng vốn (tài sản) mà doanh nghiệp sử dụng sẽ tạo ra mấy đồng lợi nhuận.

Khả năng tạo doanh thu của tổng tài sản =

Chỉ tiêu này cho biết: bình quân trong kỳ kinh doanh, cứ một đồng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng sẽ tạo ra mấy đồng doanh thu. Hoặc bình quân trong kỳ kinh doanh, tổng tài sản của doanh nghiệp đã quay được mấy vòng. Tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu =

Tỷ số này cho biết: Một đồng vốn chủ sở hữu đem lại mấy đồng lợi nhuận. Hệ số này dùng để đánh giá chung khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.

Khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh =

Chỉ tiêu này cho biết: Một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra có thể thu về mấy đồng lợi nhuận. Vốn kinh doanh ở đây có thể là vốn chủ sở hữu, vốn vay hoặc là tổng nguồn vốn.

Từ số liệu của Nhà Máy Gạch Lát Hoa và Má Phanh Ô Tô Hà Nội ta có bảng phân tích các chỉ tiêu trên như sau:

Bảng 12: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung:

Đơn vị: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 2006/2007

(%)

Doanh thu thuần 12 388 364 12 739 012 102.8

Lợi nhuận thuần 483 168 596 567 123.5

Nguồn vốn CSH 3 788 441 8 485 271 223.3

Tổng TS bình quân 39 458 380 50 746 158 128.6

Nguồn vốn KD 1 960 107 5 960 107 304.1

1. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu 0.039 0.047 120.5

2. Hệ số doanh lợi vốn 0.012 0.012 100

3. Khả năng tạo DT của tổng TS 0.314 0.251 79.3

4. Hệ số doanh lợi vốn CSH 0.128 0.071 55.5

5. Khả năng sinh lợi của VKD 0.247 0,1 40.5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng TC - KT

Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét sau:

- Về tỷ suất lợi nhuận doanh thu (1) cho biết: Năm 2006 cúa một đồng doanh thu thì Nhà Máy lại có 0.039 đồng lợi nhuận, đến năm 2007 thì tăng lên được 0.047 đồng. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận của Nhà Máy còn thấp và tăng chưa đáng kể chỉ đạt 120% so với năm 2006.

- Về tỷ suất doanh lợi vốn (2) cho biết cứ một đồng vốn của Nhà Máy chỉ tạo ra 0.012 đồng lợi nhuận ở năm 2006 và đến năm 2007 tỷ suất này vẫn giữ nguyên. Như vậy, việc sử dụng vốn của Nhà Máy là chưa có hiệu quả.

- Về khả năng tạo doanh thu của tổng tài sản (3) cho biết: ở năm 2006 cứ một đồng tài sản của Nhà Máy sử dụng sẽ thu được 0.314 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ khả năng tạo doanh thu của tài sản là rất lớn tuy năm 2007 tỷ suất giảm xuống chỉ còn 0.251 đồng và đạt 79.3%.

- Tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (4) cho biết: Cứ một đồng vốn chủ sở hữu ở năm 2006 Nhà Máy thu được 0.128 đồng lợi nhuận, năm 2007 thu được 0.071 dồng lợi nhuận. Đây là tỷ số tương đối thấp và có chiều hướng đi xuống trong năm 2006. Điều này chứng tỏ lợi nhuận tăng không tương xứng với tỷ lệ tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận tăng chậm cũng là do Nhà Máy phải chịu chi phí chả lãi vay cao.

- Khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh (5): Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh của Nhà Máy sẽ tạo ra được 0.247 đồng lợi nhuận ở năm 2006, nhưng đến năm 2007, tỷ lệ này đã giảm đi xuống còn 0.1 đồng và chỉ đạt 40.5% so với năm 2007. Như vậy khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh giảm đi rất mạnh. Nguyên nhân là do lợi nhuận năm2006 tăng không đáng kể so với năm 2007 và chỉ đạt 123.5% trong khi nguồn vốn kinh doanh của Nhà Máy lại tăng rất cao ở năm 2007 và đật tới 304.1% so với năm 2006.

Xét một cách tổng quát thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà Máy là chưa cao và chưa ổn định, lợi nhuận còn thấp trong khi nguồn vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh lại cao. Trước mắt, đây có thể là một kết quả không mấy khả quan nhưng xét về dài hạn khi nguồn vốn được đầu tư tăng lên ngày càng nhiều thì lợi nhuận lúc đó sẽ tăng rất nhanh nhờ qui mô sản xuất được mở rộng, khi đó nguồn vốn vay sẽ giảm, chi phí trả lãi vay càng thấp, từ đó lợi nhuận sẽ tăng lên và lúc đó hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được cải thiện hơn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TẠI NHÀ MÁY GẠCH LÁT HOA VÀ MÁ PHANH Ô TÔ HÀ NỘI (Trang 31 - 34)