Công tác bảo vệ môi trường trong ngành sản xuất đồ gỗ

Một phần của tài liệu Xây dựng các tiêu chí để thực hiện SXSH trong dây chuyền sản xuất gỗ và đồ mộc xuất khẩu tại Công ty TNHH gỗ Lee Fu Việt Nam Tỉnh Đồng Nai (Trang 48)

Công tác bảo vệ môi trường trong ngành chế biến gỗ thực hiện khá chặt chẽ, các công ty doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến gỗ đều nhận được sự hợp tác, hỗ trợ từ Cục Chế biến Nông lâm sản. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này thường xuyên nhận được sự giúp đỡ về định hướng phát triển kinh tế, công tác bảo vệ môi trường và sự giám sát từ Cục Chế biến Nông lâm sản. Ngoài ra còn nhận được sự hỗ trợ, phối hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường.

Trong ngành chế biến gỗ có nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường như nước thải, chất thải rắn, đặc biệt là bụi và khí thải. Hiện nay, các công ty đã áp dụng nhiều phương pháp để xử lý chúng.

Đối với bụi và khí thải, tùy theo đặc tính của chúng lựa chọn các phương pháp xử lý khác nhau:

+ Tháp hấp thụ khí thải: Nguyên tắc cơ bản của việc hấp thụ khí là tạo ra một sự tiếp xúc giữa khí và lỏng.

+ Buồng lắng bụi: Là khoang kín trong đó lưu tốc dòng khí mang hạt bụi giảm tới một giá trị nào đó, đủ để cho các hạt bụi lắng tách ra khỏi dòng khí ngừng trọng lực.

+ Hệ thống lọc túi vải: Hệ thống này bao gồm những túi vải hoặc túi sợi đan lại, dòng khí có lẫn bụi được hút vào ống nhờ một lực hút.

+ Phương pháp lọc bụi ướt: Nguyên tắc là người ta cho dòng khí có chứa bụi tiếp xúc trực tiếp vào dung môi.

+ Ngoài ra còn có phương pháp lọc bụi bằng tĩnh điện.

Đối với nước thải, sinh ra chủ yếu là nước thải sinh hoạt và một lượng nước thải sản xuất thì có các phương pháp xử lý sau:

+ Phương pháp cơ học: Dùng để tách các chất không hòa tan và một phần chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học bao gồm: song chắn rác, bể lắng cát, bể vớt dầu mỡ, bể lắng, bể tự hoại, bể lọc…Quá trình xử lý hóa lý: phương pháp xử lý hóa lý là đưa vào nước thải phản ứng nào đó để gây ra tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hóa học, tạo thành chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.

+ Phương pháp xử lý sinh học: Quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên. Hồ sinh học, cánh đồng tưới, hồ chứa….Quá trình xử lý diễn ra trong điều kiện nhân tạo: Bể lọc sinh học, bể làm thoáng sinh học….

+ Trong ngành chế biến gỗ, hầu hết các chất thải rắn được đem đi chôn lấp. Tỷ lệ thu hồi chất có khả năng tái chế và tái sử dụng như nilon, giấy vụn, thùng sơn, giẻ lau, nhựa, thủy tinh…Tỷ lệ thu hồi chất từ nguồn phát sinh đến chôn lấp tương đối cao, tuy nhiên hoạt động thu gom hoàn toàn tự phát và không có tổ chức, quản lý. Ngoài ra các chất nguy hại sinh ra trong quá trình sản xuất được xử lý theo phương pháp: xử lý cơ học, xử lý hóa học, xử lý nhiệt….

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xây dựng các tiêu chí để thực hiện SXSH trong dây chuyền sản xuất gỗ và đồ mộc xuất khẩu tại Công ty TNHH gỗ Lee Fu Việt Nam Tỉnh Đồng Nai (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)