c. Ảnh hưởng của tốc độ dòng nguyên liệu [18]
2.4.2. Phản ứng trong pha lỏng 1 Sơ đồ phản ứng.
2.4.2.1. Sơ đồ phản ứng.
Quá trình chuyển hóa khí tổng hợp thành nhiên liệu lỏng trong hệ phản ứng huyền phù pha lỏng được mô tả trên hình 2.4.
Hình 2.4. Sơ đồ thiết bị phản ứng huyền phù pha lỏng Fisher – Tropsch 1.Thiết bị phản ứng; 2.Bảo ôn; 3.Cánh khuấy; 4.Thiết bị phân phối khí; 5.Cảm
biến nhiệt; 6.Đồng hồ đo áp suất; 7.Thiết bị điều chỉnh lưu lượng; 8.Van; 9.Đường khí phóng không; 10.Bộ phận ngưng tụ
Tương tự quá trình chuyển hóa khí tổng hợp trong pha khí, quá trình chuyển hóa khí tổng hợp trong pha lỏng được thực hiện với các thiết bị điều chỉnh lưu lượng đầu vào (7) giống như của hệ phản ứng trong pha khí. Bộ thiết bị phản ứng bao gồm: Thiết bị phản ứng (1), bộ phân phối khí (4), cánh khuấy (3), bộ điều chỉnh gia nhiệt (2) và đồng hồ đo áp suất (6). Thiết bị phản ứng được làm bằng thép không gỉ, dung tích 1(lít). Bên trong thiết bị phản ứng là một cánh khuấy và một đầu thăm đo nhiệt độ để xác định nhiệt độ thực tế bên trong thiết bị khi phản ứng.
Khi tiến hành phản ứng, huyền phù bên trong thiết bị có tác dụng giữ lại những sản phẩm lỏng có nhiệt độ sôi cao. Trong khi sản phẩm khí được ngưng tụ trong bình tam giác được làm lạnh bởi Julabor với môi chất lạnh R404A. Sau khi sản phẩm khí được ngưng tụ, phần khí nguyên liệu chưa phản ứng được phân tích trực tiếp bằng sắc ký khí. Với detector dẫn nhiệt (TCD) có khả năng phân tích các khí Ar, N2, H2, CO và CO2. Phần sản phẩm lỏng thu được sẽ được chuyển qua phân tích off-line bằng GC-MS.
CO (%) = x100%
Lượng CO vào và phản ứng được tính theo diện tích peak đo được khi phân tích bằng sắc ký khí.