Giải pháp về quy hoạch hệ thống thoát nước.

Một phần của tài liệu luận văn tài nguyên môi trường Tác động của phát triển kinh tế- xã hội tới hệ thống thoát nước ở Hà Nội. (Trang 70)

1. Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội.

Từ cuối 1993 đến cuối 1994, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã cử chuyên gia của 2 công ty tư vấn Nippon Koei và CTI (Nhật Bản) sang giúp Hà Nội xây dựng quy hoạch tổng thể thoát nước giai đoạn 1996-2015 và dự án khả thi thoát nước Hà Nội giai đoạn I (1996-2000). Quy hoạch tổng thể và dự án khả thi này đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thông qua quyết định 430/TTg ngày7/8/1995 và quyết định 112/TTg ngày 15/2/1996.

- Phạm vi quy hoạch là nội thành và vùng lân cận với tổng diện tích 135,4 km2được giới hạn bởi sông Hồng ở phía Bắc và phía Đông, sông Nhuệ ở phía Tây và hạ lưu sông Tô Lịch cũ ở phía Nam.

- Mục tiêu của dự án quy hoạch tổng thể thoát nước thành phố Hà Nội là chống úng ngập trong chu kỳ 10 năm với lượng mưa là 310 mm/ 2 ngày đối với sông và mương thoát nước; chu kỳ bảo vệ 5 năm ứng với lượng mưa 70 mm/giờ đối với hệ thống cống; đồng thời xử lý nước thải để cải thiện môi trường.

- Giải pháp chính:

+ Về thoát nước chia làm 2 lưu vực: Lưu vực sông Tô Lịch (77,5 km2) và lưu vực sông Nhuệ (57,9 km2). Khi mực nước sông Nhuệ thấp (dưới 3,5 m), nước ở 2 lưu vực tự chảy ra sông Nhuệ. Khi mực nước sông Nhuệ cao hơn 3,5 m, nước ở 2 lưu vực không tự chảy ra sông Nhuệ được, phải dùng bơm cưỡng bức, trong đó nước ở lưu vực sông Tô Lịch được tập trung bơm ra sông Hồng, nước mưa thuộc lưu vực sông Nhuệ được bơm ra sông Nhuệ.

+ Về xử lý nước thải được chia thành 7 vùng để xử lý, tính toán với quy mô dân số năm 2010 ước khoảng 1,6 triệu người.

- Tổng vốn đầu tư của dự án theo giai đoạn quy hoạch 1996-2010 ước tính khoảng 1,2 tỷ USD. Tổng mức đầu tư này được xác định lại trên cơ sở các dự án khả thi theo phân kỳ đầu tư.

Phần I:

Cải tạo hệ thống thoát nước, chống úng ngập, hoàn thành vào năm 2004. Phần I được chia thành 2 khu vực chính: Lưu vực sông Tô Lịch (kinh phí cải tạo : 317,4 triệu USD) và lưu vực sông Nhuệ (kinh phí cải tạo: 207,6 triệu USD).

Khu vực I được xây dựng làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn I (1996-2000):

- Phạm vi của dự án là các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, một phần của huyện Thanh Trì và huyện Từ Liêm thuộc lưu vực sông Tô Lịch (77,5 km2

) với quy mô sử dụng đất khoảng 350 ha. - Mục tiêu:

+ Giải quyết tình trạng úng ngập do nước mưa với điều kiện bảo vệ chu kỳ 2 năm ứng với lượng mưa 172 mm/2 ngày. Ưu tiên tập trung giải quyết một số khu vực bị úng ngập thường xuyên trong nội thành như: Thiền Quang-Trần Quốc Toản, Tân Mai-Tương Mai, Quốc lộ 6 (từ ngã Tư Sở đến Thanh Xuân), Phùng Hưng-Đường Thành-Cửa Đông...

+ Thử nghiệm biện pháp xử lý nước thải ở khu vực Kim Liên, Trúc Bạch để thực hiện Dự án xử lý nước thải toàn vùng trong giai đoạn sau năm 2000 với biện pháp hiệu quả nhất phù hợp với điều kiện của Thành phố.

+ Đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật và đổi mới tổ chức quản lý để quản lý tốt hệ thống thoát nước Hà Nội.

+ Các hạng mục chủ yếu của Dự án thoát nước giai đoạn I:

+ Xây dựng nhà trạm bơm Yên Sở với tổng công suất 90 m3/s và ở giai đoạn này lắp đặt thiết bị với công suất 45 m3/s.

+ Đào hồ điều hoà Yên Sở với dung tích 3,87 triệu m3 nước.

+ Cải tạo 4 sông thoát nước: Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu và đoạn phân lũ Lừ-Sét với tổng chiều dài 34 km.

+ Cải tạo và bảo tồn 4 hồ: Giảng Võ, Đống Đa, Thanh Nhàn 1, Thanh Nhàn 2 và bảo tồn 2 hồ Thiền Quang, Thành Công.

+ Cải tạo và xây dựng tuyến cống ngầm trong thành phố. + Cải tạo 7 cửa xả lũ, điều tiết.

+ Xây dựng cơ sở vật chất và trang bị các loại thiết bị kỹ thuật để thực hiện vận hành dự án và duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước chung của thành phố. (Mua sắm thiết bị nạo vét cho Công ty Thoát nước Hà Nội).

+ Xây dựng và tiến hành thử nghiệm xử lý nước thải ở khu vực Kim Liên và Trúc Bạch.

- Vốn đầu tư: Tổng mức đầu tư cho giai đoạn I khoảng 200 triệu USD (kể cả dự phòng và trượt giá), trong đó có:

+ Vốn vay: 80% (nguồn vốn OECF). + Vốn đối ứng trong nước: 20%.

- Thời gian thực hiện: 1996 đến 31/12/2000.

Giai đoạn II (từ năm 2000 đến năm 2004): Nâng công suất trạm bơm Yên Sở lên 90 m3/s; bổ sung thêm hệ thống cống, tổng kinh phí cho giai đoạn này khoảng 160 triệu USD.

Từ sau năm 2010 sẽ thực hiện quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý nước thải. Tổng kinh phí khoảng 638 triệu USD.

Phần II:

Sẽ được xây dựng sau năm 2010. Từ năm 2010 đến 2015 tiến hành thực hiện phần II của dự án, bao gồm tiến hành cải tạo lưu vực sông Nhuệ và thực hiện quy hoạch tổng thể xử lý nước thải. Tổng kinh phí là 638 triệu USD.

2. Các biện pháp quy hoạch và tổ chức thoát nước ở Hà Nội

Với nội dung của bản quy hoạch tổng thể thoát nước Hà Nội giai đoạn đến năm 2010 cho Thành phố Hà Nội, ta thấy nhiều hạng mục đề xuất trong bản

được thực hiện sau năm 2010. Riêng đối với hệ thống thoát nước trong nội thành thì việc cải tạo và nâng cấp tiến hành còn chậm và chưa có hiệu quả. Nếu theo bản quy hoạch phát triển hệ thống thoát nước thì kết thúc năm 2000 phải nạo vét và xây kè hai bên bờ cho cả 4 con sông thoát nước, thì cho đến nay mới cải tạo xong sông Kim Ngưu và đang thi công trên sông Tô Lịch, 2 con sông còn lại chỉ có thể được cải tạo trong một vài năm tới. Ngay cả việc đã có sự ưu tiên giải quyết những vùng úng ngập trọng điểm thì hiện tại vẫn chưa có giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng này. Mặt khác, trong bản Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước, một số vấn đề chưa được đề cập đến, đó là thoát nước cho khu vực tả ngạn sông Hồng như Bắc cầu Thăng Long-Vân Trì, Đông Anh-Cổ Loa, Gia Lâm-Sài Đồng-Yên Viên và Sóc Sơn.

Do vậy, để thực hiện đúng tiến độ và có hiệu quả bản Quy hoạch phát triển hệ thống thoát nước thì biện pháp đưa ra là:

- Đối với hệ thống xử lý nước thải cần áp dụng 3 hệ thống xử lý nước thải theo tình hình thực tế hiện nay của Hà Nội là: Hệ thống xử lý nước tại chỗ cho mét khu hé gia đình, một nhà máy...; Hệ thống xử lý theo cộng đồng của từng khu vực như chung cư, khu công nghiệp hoặc trung tâm thương mại; Hệ thống xử lý tập trung cho các lưu vực tập trung. Xác định công nghệ xử lý cho từng loại hệ thống.

+ Đối với khu nội thành cổ: Tiếp tục sử dụng hệ thống cống chung cho nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và áp dụng công nghệ xử lý nước thải cục bộ.

Đối với quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng: diện tích 2.286 ha, dân số là 473.000 người. Trạm làm sạch đặt tại Yên Sở, công suất 110.682 m3/ngđ.

Đối với quận Ba Đình, Đống Đa: diện tích 3.845 ha, dân số: 613.000 người, trạm làm sạch đặt tại Ba Xã, công suất: 143.442 m3/ngđ.

+ Khu nội thành mở rộng: Công trình đường sá, khu dân cư thì xây dựng hệ thống thoát nước mưa trước kết hợp với thu nước thải theo vùng, cụm. Khi áp dụng xử lý nước thải thì phải xây dựng hệ thống cống riêng cho nước thải để đưa vào trạm xử lý.

Đối với khu đô thị mới Tây Hồ: trạm làm sạch đặt tại Phú Đô, công suất 73.710 m3/ngđ.

+ Đối với các nhà máy gây ô nhiễm ( như nhà máy bia, rượu, nhuộm...) thì phải áp dụng xử lý nước thải cục bộ để ngăn chặn đưa chất độc hại ra hệ thống thoát nước. Thực hiện việc giám sát các điểm nguồn gây ô nhiễm để xác định quy hoạch xử lý nước thải trong tương lai. Chuyển ra ngoài Thành phố các cơ sở sản xuất, dịch vụ không có khả năng xử lý nước thải.

+ Trạm bơm và các công trình đầu mối tạo thành hệ thống liên hoàn, tận dụng khả năng thoát nước tự chảy vào mùa khô và bơm cưỡng bức vào mùa mưa.

- Việc quy hoạch thoát nước phải phù hợp với quy hoạch nguồn cung cấp nước cho các khu đô thị và khu dân cư. Cống xả nước mưa và nước thải phải nằm ở phía hạ lưu công trình thu nước ngoài khoảng cách ly vệ sinh cần thiết.

- Cần thường xuyên nạo vét, khai thông toàn bộ hệ thống thoát nước hiện có, xây dựng hệ thống cống rãnh trên các khu phố mới tạo thành mạng lưới thoát nước hoàn chỉnh, xây cống ngầm một số nơi để kết hợp làm đường giao thông, đông thời bảo đảm vệ sinh môi trường, cải tạo và nâng cấp các hồ điều tiết nước trong các khu đô thị mới.

+ Nên có kế hoạch từng bước tách hệ thống thoát nước thải khỏi hệ thống thoát nước mưa. Xử lý nước thải cuối đường ống của từng cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung và từng khu vực thoát nước để có xử lý nước thải trước khi xả vào các dòng chảy, dòng sông.

+ Buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đánh giá tác động và xử lý các chất thải có độc tố trước khi thải vào đường thoát chung của Thành phố.

Riêng đối với khu vực hồ Tây, nguyên tắc thoát nước là hạn chế đến mức tối đa việc xả nước thải vào hồ. Tuy nhiên do hồ Tây có tính đệm lớn, khả năng tự làm sạch cao nên nó có thể thu nhận một lượng nước thải nhất định sau khi xử lý. Mặt khác có thể đề cập đến việc có thể sử dụng nước hồ Tây sau khi được bổ

cập nước sông Hồng để thau rửa hệ thống thoát nước khu vực trung tâm Hà Nội về mùa khô. Hướng quy hoạch và tổ chức thoát nước khu vực hồ Tây như sau:

+ Nước thải khu vực phía Nam và Tây Nam hồ Tây được tách ra đưa về xử lý tại các trạm xử lý tập trung của vùng 1-2, vùng 3 hoặc vùng 5 theo quy hoạch tổng thể thoát nước Hà Nội đến năm 2010.

+ Nước thải khu vực phía Đông và Đông Bắc được xử lý sinh học hoàn toàn trước khi xả ra hồ Tây hoặc sông Hồng.

+ Nước thải các lưu vực độc lập hoặc khách sạn riêng rẽ được xử lý triệt để trước khi xả vào hồ Tây.

+ Tăng cường khả năng tự làm sạch hồ Tây bằng các biện pháp khuấy trộn, lưu thông hồ Trúc Bạch, Quảng Bá, Tứ Liên với hồ Tây, kết hợp làm giàu ôxy với tạo cảnh quan, vui chơi giải trí trên hồ, kết hợp nuôi cá, nuôi trồng thuỷ sinh vật quý hiếm với làm sạch nước thải...

- Đối với các khu vực phát triển sau năm 2000, hình thức tổ chức thoát nước là thoát nước riêng. Nước thải sau quá trình xử lý tại các khu công nghiệp tập trung có thể sử dụng nuôi cá, tưới ruộng hoặc xả ra sông Hồng, sông Đuống hoặc sông Cà Lồ. Nước thải các xí nghiệp công nghiệp hoặc các khu công nghiệp tập trung phải được xử lý sơ bộ khử các chất độc hại trước khi qua xử lý sinh học tập trung cùng nước thải khu dân cư. Trong quy hoạch thoát nước các khu vực này cũng phải đề cập đến vấn đề tách cặn và các chất bẩn trong nước mưa đợt đầu trước khi xả vào các nguồn nước mặt loại A.

- Từ nay đến năm 2010 dùng vốn của dự án đầu tư trang thiết bị để từng bước cơ giới hoá khâu nạo vét, tiến tới hoàn chỉnh khâu nạo vét chủ yếu cơ giới hoá.

Một phần của tài liệu luận văn tài nguyên môi trường Tác động của phát triển kinh tế- xã hội tới hệ thống thoát nước ở Hà Nội. (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w