Dân số tăng nhanh còn kéo theo việc gia tăng nhu cầu về nhà ở.

Một phần của tài liệu luận văn tài nguyên môi trường Tác động của phát triển kinh tế- xã hội tới hệ thống thoát nước ở Hà Nội. (Trang 66)

II. Tác động của phát triển kinh tế-xã hội tới hệ thống thoát nước nội thành Hà Nội.

2.2.Dân số tăng nhanh còn kéo theo việc gia tăng nhu cầu về nhà ở.

2. Tác động của gia tăng dân số tới hệ thống thoát nước Hà Nội.

2.2.Dân số tăng nhanh còn kéo theo việc gia tăng nhu cầu về nhà ở.

Do dân số nội thành tăng nhanh trong những năm gần đây, bao gồm cả nguyên nhân tăng tự nhiên và tăng cơ học nên nhu cầu xây dựng nhà ở trên địa bàn nội thành có xu hướng gia tăng rõ rệt. Điều này thể hiện rất rõ ở bảng sau:

Bảng 24: Diện tích nhà ở ở Hà Nội trong những năm qua.

Năm Diện tích nhà ở (103 m2) Dân số (nghìn người)

1954 2.435 370

1994 5.100 1000

2010 1500-1700

Nguồn: Tổng cục thống kê Hà Nội.

Có thể dễ dàng nhận thấy từ năm 1954 đến năm 1994, khối lượng nhà ở tăng lên 2 lần, dân số tăng lên 3 lần nên diện tích bình quân đầu người về nhà ở giảm. Cụ thể là giảm 30%, từ 6,6 m2/người vào năm 1954 xuống còn 4,7 m2/người vào năm 1994. Từ năm 1991 đến năm 1994 có 700.000 m2 nhà ở mới được xây dựng, trong đó 500.000 m2 (chiếm 70%) do dân tự xây dựng, 200.000 m2 (chiếm 30%) do doanh nghiệp xây dựng (với một phần vốn của nhân dân).

dựng nhà ở trái phép, lấn chiếm đất để cơi nới nhà ở thường xuyên diễn ra trên địa bàn. Người ta san lấp, lấn chiếm ao hồ để xây dựng các khu dân cư mới như ở Đình Công, Linh Đàm, Văn Chương. Từ trên 100 ao hồ, đến nay Hà Nội chỉ còn 20 hồ được quản lý để điều hoà nước mưa trong nội thành. Thêm vào đó, do tốc độ phát triển dân số, tốc độ đô thị hoá nhanh chóng đã dẫn tới tình trạng lấn chiếm hai bên bờ sông những dòng sông thoát nước của cộng đồng dân cư sống bên mép sông, do đó đã làm hẹp dòng sông và gây những “nút thắt cổ chai” làm cho dòng chảy khó thoát. Tình trạng ô nhiễm sông hồ đô thị còn ở mức độ nghiêm trọng khi những người dân sống thiếu ý thức đã đổ rác thải bừa bãi ra các ao, hồ sông, chứa nước quanh đó. Do vậy mà dòng chảy của sông hồ lại càng bị thu hẹp hơn.

Để giảm bớt vấn đề ô nhiễm cho những dòng sông và ao hồ thoát nước trên địa bàn nội thành, một dự án xử lý nước thải sinh hoạt đang được đặt ra trên cơ sở quy hoạch xử lý từng vùng các khu dân cư, ưu tiên làm trước tại các trung tâm; tuyên truyền giáo dục vận động nhân dân không ném rác thải xuống các sông mương thoát nước, từng bước thanh toán các bãi rác tồn đọng của hai bên bờ sông; thực hiện nạo vét thường xuyên để khơi thông dòng chảy, nhất là trong mùa khô...

Có thể kết luận rằng việc phát triÓn kinh tế – xã hội trong những năm vừa qua tác động rất lớn tới hệ thống thoát nước Hà Nội trong đó việc phát triển công nghiệp và gia tăng dân số là 2 nguồn gây ô nhiễm lớn nhất, làm tăng một lượng lớn nước thải và gây ô nhiễm lớn tới nguồn nước mặt vốn dĩ là hệ thống thoát nước chính của Thành phố. Mặc dù hàng năm, Thành phố đều đầu tư vốn để nạo vét cống, kênh, mương, sông thoát nước song đầu tư xây dựng mới không đáng kể. Số vốn Ýt ỏi này chỉ đủ chi phí cho công việc nạo vét hàng năm, do đó không thể có vốn để xây dựng mới hệ thống thoát nước cho Hà Nội. Bảng 25 dưới đây sẽ minh hoạ rõ hơn cho điều này.

Bảng 25: Đầu tư cho thoát nước đô thị.

ĐƠN VỊ 1991 1992 1993 1994 1995

thoát nước

2. Tỷ lệ đầu tư cho thoát nước trong đầu tư cho kết cấu hạ tầng

% 3 8 5 4,2 3,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê Hà Nội.

Hậu quả của quá trình phát triển xét trên cả mặt công nghiệp lẫn tăng trưởng dân số tới hệ thống thoát nước Hà Nội kéo theo đó là:

- Việc thoát nước vào mùa mưa bị cản trở, nhất là với những trận mưa trên 200 mm (do dòng chảy các sông hồ thoát nước bị thu hẹp). Mặc dù Công ty thoát nước Hà Nội đã có một đội quân khá đông đảo chuyên môn làm nhiệm vụ nạo vét bùn và khai thông những đoạn sông, cống bị tắc nghẽn... nhưng cũng không thể giải quyết hết những gì gây chướng ngại cho dòng chảy của sông. Từ đó kéo theo tình trạng úng ngập cục bộ và kéo dài nhiều ngày tại một số khu vực của thành phố Hà Nội, hoặc những vùng úng ngập đột xuất khi có mưa lũ.

- Việc tôn cao nền đường liên tục ở Hà Nội trong những năm vừa qua khiến cho một số khu vực dân cư thấp hơn nhiều. Do đó gây ra hiện tượng úng ngập nhất là các khu phố cổ, phố cũ, hay tầng 1 các nhà tập thể.

- Việc xây dựng, mở rộng nhiều tuyến đường mới cũng là nguyên nhân làm suy giảm diện tích ao hồ (do phải san lấp ao hồ để làm đường theo đúng quy hoạch).

- Riêng đối với những đoạn sông tiếp cận với khu công nghiệp thì bị ô nhiễm các hoá chất và các kim loại nặng. Những khúc sông, ao, hồ gần nơi ở của dân cư, đặc biệt là gần các bệnh viện bị ô nhiễm bởi các nước thải mang các mầm bệnh nguy hiểm. Những nguồn ô nhiễm trên đây làm cho các hệ sinh thái dưới nước cuả những dòng sông này bị nghèo đi, làm ô nhiễm các nguồn nước, mặt ao, hồ về các mùa mưa khi nước sông tràn vào. Nó cũng làm bẩn các tầng nước ngầm, làm bẩn các nguồn nước sạch khi các đường ống dẫn nước bị rò rỉ. Và do

Mặt khác, với dân số hơn 1 triệu người, mật độ dân số cao, thu nhập bình quân còn thấp, điều kiện vệ sinh môi trường chưa tốt, nguồn nước thải sinh hoạt với lưu lượng hơn 200.000 m3/ngđ là nguồn nước thải lớn nhất. Nước thải sinh hoạt có thành phần chất dinh dưõng cao, thêm vào đó là các vi khuẩn gây bệnh góp phần đáng kể làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm Hà Nội. Nước thải từ 34 bệnh viện không qua xử lý thải ra hệ thống cống rãnh chung là nguồn ô nhiễm nguy hiểm. Việc người dân thiếu ý thức đổ rác bừa bãi xuống sông hồ đã làm tình trạng ô nhiễm nước ở Hà Nội thêm nghiêm trọng. Do đó cần phải có các chính sách và biện pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, nâng cấp hệ thống thoát nước chung của Thành phố; từ đó nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hoá và gia tăng dân số ở Hà Nội tiến tới tạo ra một cảnh quan thiên nhiên, làm đẹp thêm cho thành phố Hà Nội, một thành phố có bề dày ngàn năm lịch sử.

Chương III

Một phần của tài liệu luận văn tài nguyên môi trường Tác động của phát triển kinh tế- xã hội tới hệ thống thoát nước ở Hà Nội. (Trang 66)