Thực trạng quản lý hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu luận văn tài nguyên môi trường Tác động của phát triển kinh tế- xã hội tới hệ thống thoát nước ở Hà Nội. (Trang 28)

3.1. Cơ sở quản lý hệ thống thoát nước của Hà Nội:

3.1.1. Bằng pháp luật:

Chóng ta cũng đã biết rằng hệ thống chính sách pháp luật về quản lý bảo vệ môi trường nói chung và quản lý hệ thống nước thải nói riêng vẫn chưa hoàn chỉnh. Không nằm ngoài tình trạng chung của cả nước, mặc dù Hà Nội trước đây cũng có một vài biện pháp xử lý mang tính tạm thời và bị động đối với các vi phạm bảo vệ môi trường nói chung cũng như các vi phạm về vấn đề nước thải nói riêng song phải đến khi có Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua tháng 12/1993 và trở thành văn bản pháp lý cơ bản và quan trọng nhất về bảo vệ môi trường của nước ta thì vấn đề này mới được các cấp chính quyền Thủ đô thực sự quan tâm. Sau đó 1 năm, nghi định 175/CP ra đời là văn bản pháp quy dưới Luật nhằm cụ thể hoá việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường, quy định việc thành lập cơ quan môi trường có chức năng quản lý và giám sát việc thực hiện Luật tại địa phương. Gần đây nhất là nghị định 26/CP (tháng 4/1996) của Thủ tướng Chính phủ ban hành, quy định việc xử phạt hành chính đối với các hành động vi phạm Luật bảo vệ môi trường. Các văn bản pháp quy này đã bước đầu phát huy tác dụng trong thực tế.

Ở Hà Nội, Sở khoa học công nghệ và môi trường (Cơ quan quản lý môi trường đô thị) đã có những nỗ lực và phối hợp chặt chẽ hơn nhằm giải quyết những vấn đề môi trường còn mới mẻ nhưng phức tạp đang diễn ra hàng ngày. Cho tới nay, để thực hiện Luật môi trường trên địa bàn Thủ đô, UBND thành phố đã ban hành một số văn bản pháp luật quan trọng liên quan tới quản lý và bảo vệ môi trường như sau:

- Quy định bảo vệ môi trường Thành Phố Hà Nội (9/1996).

- Quy định về vệ sinh môi trường đô thị (11/1993).

- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông công chính ở TP Hà Nội (11/1993).

- Quy định quản lý rác thải của TP Hà Nội (9/1996).

- Quy định tạm thời về đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình tại môi trường TP Hà Nội (4/1996).

- Quy định tạm thời về quản lý chất thải rắn nguy hại ngành y tế Hà Nội (4/1996). - Hướng dẫn tạm thời về đánh giá tác động môi trường của các kế hoạch và dự án phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô (1990)...

Việc quản lý nước thải cũng như thoát nước của nội thành Hà Nội do Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội quản lý chung và giao cho cơ quan chuyên trách là Ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội, Sở Giao thông công chính thành phố Hà Nội và Công ty thoát nước thành phố Hà Nội quản lý và thực hiện.

3.1.2. Bằng các công cụ kinh tế:

Hiện nay trên thế giới việc sử dụng các công cụ kinh tế trong việc quản lý và bảo vệ môi trường nói chung cũng như trong việc quản lý hệ thống thoát nước nói riêng đã được nhiều nước trên áp dụng. Tuy vậy ở Việt Nam thì lại là một vấn đề mới mẻ và chóng ta đang tiếp cận dần dần.

3.2. Thực trạng của việc quản lý hệ thống thoát nước ở thành phố Hà Nội:

Trong những năm qua, công tác thoát nước của Thủ đô đã đạt được một số kết quả khả quan, giảm úng ngập tại một số điểm nhưng cũng vẫn còn nhiều việc cần phải tiếp tục giải quyết, cụ thể là:

3.2.1. Những mặt đạt được:

- Năm 1998, Công ty đã được tiếp nhận dàn thiết bị của dự án khẩn cấp giai đoạn I phục vụ cho công tác nạo vét, duy trì cống mương sông và bắt đầu từ tháng 4 năm 1999, Công ty đưa vào hoạt động phục vụ mùa mưa năm 1999 bước đầu có hiệu quả khá khả quan.

- Hệ thống nguồn tiêu đã được tăng cường thêm:

+ Đến tháng 6 năm 1999 trạm bơm Yên Sở công suất 15 m3/s đã được đưa vào hoạt động và đến trước mùa mưa năm 2000 đã xong với công suất 45 m3/s.

+ Một số trạm bơm lưu động trong dự án khẩn cấp cũng đã được bàn giao cho công ty và đưa vào sử dụng như trạm bơm làng Tám.

+ Tăng cường thêm một số trạm bơm cục bộ như Tân Mai, trạm bơm nước bẩn hồ Kim Liên với công suất 100 m3/h.

- Dự án thoát nước giai đoạn I đã được triển khai và thực hiện xong, đến nay đã đặt thêm một số tuyến cống cho các vùng úng ngập trọng điểm như: Trần Bình Trọng, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Đình Chiểu...

- Công tác cải tạo 4 con sông thoát nước chính của thành phố: Tô Lịch, Sét, Lừ, Kim Ngưu bắt đầu đi vào thực hiện.

Từ khi thực hiện các dự án thoát nước của Hà Nội, sông Kim Ngưu đã được nạo vét và xây kè hai bên bờ sông đã làm cho dòng chảy thông thoáng hơn. Hiện nay, sông Tô Lịch cũng đang được triển khai việc nạo vét và xây kè hai bên bờ. Theo Sở Giao thông Công chính Hà Nội thì sông Lừ và sông Sét cũng sẽ được cải tạo trong một vài năm sắp tới để làm cho toàn bộ sông thoát nước Hà Nội đảm bảo chức năng sinh thái của nó. Trong những năm qua, việc phủ xanh hai bên bờ những dòng sông thoát nước của Hà Nội cũng đã được thực hiện. Việc chống lấn chiếm hai bên bờ sông đã mang lại những hiệu quả rõ rệt. Để giảm bớt vấn đề ô nhiễm cho những dòng sông này, một dự án xử lý nước thải sinh hoạt đang được đặt ra trên cơ sở quy hoạch xử lý từng vùng các khu dân cư, ưu tiên làm trước tại các trung tâm.Thực hiện nghiêm ngặt việc bắt buộc các doanh nghiệp và các bệnh viện, cơ sở y tế phải xử lý nước thải trước khi thẩi ra môi trường. Tuyên truyền giáo dục vận động nhân dân không ném rác thải xuống các sông mương thoát nước, từng bước thanh toán các bãi rác tồn đọng ở hai bên bờ sông. Thực hiện nạo vét thường xuyên để khơi thông dòng chảy, nhất là trong

- Công tác nhặt rác vớt bÌo trên mương sông được làm thường xuyên hơn, đảm bảo sự thông thoáng cho dòng chảy.

3.2.2. Những hạn chế còn tồn tại:

- Mặc dù hàng năm Thành phố tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng chưa chú trọng đến việc đầu tư cho hệ thống thoát nước. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng về mùa mưa, sự úng ngập là không tránh khỏi và nguồn nước mặt của Thành phố bị ô nhiễm nghiêm trọng trong thời gian qua.

- Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đã khiến cho dân số nội thành tăng nhanh. Mỗi ngày Hà Nội có khoảng 30 vạn khách vãng lai từ các tỉnh và từ ngoại thành vào nội thành cư trú và làm ăn buôn bán. Do không có nơi ở cố định, họ thường sống trong các túp lều, lán tạm hay tại các nhà ổ chuột, không có nhà vệ sinh và xả rác bừa bãi góp phần không nhỏ trong việc gây ô nhiễm môi trường.

Mặt khác, quá trình đô thị hoá đã biến Hà Nội thành các công trình xây dựng khổng lồ. Do công tác quy hoạch tổng thể chưa tốt, xây dựng trái phép và đổ vật liệu phế thải bừa bãi... đã làm cho diện tích mặt nước Hà Nội có xu hướng giảm sút, từ đó cũng là nguyên nhân gây úng lụt, gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

- Theo kế hoạch của dự án Thoát nước giai đoạn I đến năm 2000, 4 con sông thoát nước sẽ được cải tạo xong, nhưng cho dến nay mới nạo vét bùn và xây kè hai bên bờ của sông Kim Ngưu xong và bắt đầu triển khai được trên sông To Lịch. Hai con sông còn lại là sông Lừ và sông Sét vẫn chưa được tiến hành nạo vét theo đúng tiến độ của dự án.

- Việc triển khai đóng mốc chỉ giới Thoát nước ở trên mương sông thoát nước chưa được thực hiện, do đó hạn chế việc quản lý bờ mương. Tình trạng lấn chiếm mương sông, giăng đó trên các cửa cống sông, hồ thường xuyên diễn ra làm cản trở đến dòng chảy, dẫn đến việc giải toả chống lấn chiếm mương sông tăng lên, gặp nhiều khó khăn và hiệu quả không cao. Bên cạnh đó, việc giữ nước nuôi cá, lấy nước tưới cho nông nghiệp trên các hồ, tại đập Thanh Liệt làm cho nước đệm tại các nơi này dâng cao và hạn chế việc tiêu thoát nước khi có mưa lớn trong nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn tài nguyên môi trường Tác động của phát triển kinh tế- xã hội tới hệ thống thoát nước ở Hà Nội. (Trang 28)