ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP Quân đội Việt Trì (Trang 45)

b) Các chỉ tiêu định lượng

2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI VIỆT TRÌ 2.3.1. Những kết quả đạt được

Chỉ khoảng hai năm sau ngày thành lập từ ngày 22/06/2006 đến nay,

Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Việt Trì đã có những bước phát triển không

ngừng và đang dần khẳng định chỗ đứng của mình trong thị trường Ngân hàng tài chính của Việt nam nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng. Những kết quả đạt được của Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Việt Trì đó là:

Hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn, nó được thể hiện thông qua chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay ngày càng

tăng cao, từ mức 59,142 tỷ đồng năm 2006 lên 300,066 tỷ đồng năm 2007 (tăng

400%). Hiện nay Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Việt Trì cũng có những khách

hàng quen và có mối quan hệ tốt với Ngân hàng như: tổng công ty giấy Việt

nam, công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, công ty rượu Đồng xuân, công ty Lialama 3, và hàng trăm khách hàng cá nhân khác. Trong đó, Chi nhánh

đã vận động được công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm thao gửi không kỳ

động 50 tỷ; tổng công ty giấy Việt nam có số dư tiền gửi không kỳ hạn dao động

từ 20 đến 30 tỷ, xác định hạn mức tín dụng 100 tỷ, dư nợ đạt 40 tỷ. Nhà máy Z121, Z129, Lilama3 vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt có tiền gửi và dư nợ

lớn tại Chi nhánh Ngân hàng...Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Việt Trì luôn không ngừng thắt chặt mối quan hệ với các khách hàng đó. Những khách hàng

này được hưởng một số ưu đãi của Ngân hàng như về lãi suất hay thời gian ân

hạn. Đây là một trong các nhân tố góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh; bên cạnh đó việc giảm bớt dần đối với những

khách hàng có tình hình tài chính khó khăn, sản phẩm không có tính cạnh tranh

lớn trên thị trường.

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của Chi nhánh thấp và có xu hướng giảm. Tỷ lệ

này phản ánh khả năng mất vốn của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng thấp. Năm 2006 Chi nhánh không có nợ

xấu, nợ quá hạn do Chi nhánh mới đi vào hoạt động. Năm 2007 Chi nhánh có phát sinh nợ xấu nhưng rất nhỏ so với tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu chỉ là 0,7%. Tỷ lệ

này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của ngành Ngân hàng Việt nam

(khoảng 7%).

Tỷ trọng nợ có tài sản bảo đảm trên tổng dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao, năm 2006 là 86,% và năm 2007 là 87,%. Điều này cho ta thấy độ an toàn trong tín dụng là rất cao, mặc dù quy mô tín dụng của Chi nhánh tăng cao (khoảng 400%) nhưng độ an toàn của các khoản vay này cũng

rất lớn.

Bên cạnh đó, Chi nhánh đã xác định được đối tượng chính để phục vụ là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tình hình sản xuất kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh trên địa bàn. Nhưng cũng rất chú trọng tới các doanh

nghiệp quân đội truyền thống và một số DNNN có tiềm lực tài chính mạnh của

tỉnh như Viettel, xăng dầu, công ty giấy,...Đối với các khách hàng cá nhân, Chi nhánh thường xuyên quan tâm, đẩy mạnh tìm kiếm và phát triển khách hàng;

phong cách phục vụ tận tâm, nhiệt tình và chuyên nghiệp sẽ đem lại cho khách

hàng cảm giác thực sự thoải mái.

Trình độ thẩm định, phân tích và đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng đã có những tiến bộ rõ rệt, nắm chắc chuyên môn, bám sát khách hàng; xử lý

linh hoạt các tình huống và tham mưu cho lãnh đạo trong quyết định huy động

vốn và tài trợ cho các dự án.

Quy trình tín dụng được Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Việt Trì thực

hiện một cách chặt chẽ. Đi kèm với việc giải ngân là việc thiết lập hồ sơ vay, kiểm soát chứng từ giải ngân, kiểm tra giám sát vốn vay; đi sâu đi sát kiểm tra

từng công trình, từng dự án vay vốn, giám sát giải ngân theo tiến độ thi công và theo hợp đồng tín dụng đã ký kết nhằm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro có thể

xảy ra.

Ngoài ra, Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Việt Trì cũng đã từng bước

hiện đại hoá cơ sở vật chất, công nghệ, giúp cho việc theo dõi thông tin tín dụng được nhanh chóng, chính xác. Tập thể Chi nhánh với quyết tâm học tập, nghiên cứu các văn bản chế độ, tập huấn cho cán bộ để thực hiện thành công hiện đại

hoá công nghệ thông tin theo chương trình T24, rồi cắt cử cán bộ tín dụng đi học

các lớp ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động tín dụng, nhưng Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Trì vẫn còn những hạn chế

cần khắc phục, đó là chất lượng tín dụng chưa cao, chưa tương xứng với tiềm

năng của ngân hàng, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Quy mô tín dụng còn nhỏ

Dư nợ: mặc dù tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng rất cao, từ 59,142 triệu đồng năm 2006 lên 300,066 triệu đồng năm 2007 (tăng hơn 400% so năm 2006), tuy

cùng địa bàn, năm 2006 chiếm 0.9% trong thị phần dư nợ cho vay (theo: Báo cáo

Tổng kết hoạt động Ngân hàng tỉnh Phú Thọ 2006 - Bảng 2.5)

Bên cạnhđó, mức dư nợ bình quân cũng chưa cao, năm 2006 là 18,404 triệuđồng, năm 2007 là 195,511 triệu đồng.

Số lượng khách hàng tới vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân

đội Việt Trì còn hạn chế, thể hiện ở doanh số cho vay và dư nợ tín dụng của

Ngân hàng còn thấp so với các Ngân hàng quốc doanh và Ngân hàng thương

mại cổ phần khác trên địa bàn tỉnh. Số lượng khách hàng đến giao dịch đã tăng

đáng kể nhưng số khách hàng có quan hệ vay vốn lại chưa nhiều cụ thể: Năm 2006, khách hàng doanh nghiệp có quan hệ giao dịch là 70 nhưng chỉ có 22 doanh nghiệp có quan hệ vay vốn; khách hàng cá nhân có quan hệ giao dịch là 2.700 khách hàng nhưng chỉ có 83 khách hàng có quan hệ vay vốn. Đến năm 2007 số lượng khách hàng có quan hệ giao dịch đồng thời vay vốn tại ngân hàng

đã tăng đáng kể song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngân hàng.

Thứ hai: Cơ cấu tín dụng chưa phù hợp

Việc đầu tư cho vay vốn đạt kết quả khá, nhưng chất lượng đầu tư chưa

cao. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chưa cao, năm 2006 chỉ chiếm 6% dư nợ

bình quân và đến năm 2007 tăng lên 10%. Lãi suất cho vay còn cứng nhắc chưa

phù hợp với quan hệ cung - cầu của thị trường. Sự chủ động tìm kiếm các dự án,

phương án sử dụng vốn có hiệu quả còn hạn chế.

Thứ ba: Thu lãi chưa nhiều

Tình hình hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng mặc dù đạt kết quả khá cao, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, năm 2007 tăng 70.8% so với năm 2006, từ

1.600 triệu đồng lên 2.734 triệu đồng. Tuy nhiên con số này vẫn rất khiêm tốn

so với những ngân hàng khác trên cùng địa bàn tỉnh.

2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế

Về tổ chức: Chi nhánh mới đi vào hoạt động nên trình độ của đội ngũ

cán bộ chưa đồng đều, một số vị trí lãnh đạo các phòng còn thiếu, các phòng ban

chưa thành lập đầy đủ để hỗ trợ kinh doanh. Cán bộ lãnh đạo thường xuyên phải hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cho nhân viên, công tác tuyển dụng cán bộ có

kinh nghiệm đặc biệt khó khăn do chất lượng nhân lực trên địa bàn không cao, công tác hỗ trợ cho tuyển dụng từ HO còn chậm trễ. Điều này ảnh hưởng rất

nhiều tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Về cơ chế uỷ quyền: Tổng giám đốc giao quyền phán quyết cho Chi nhánh còn thấp, thời gian trình duyệt hồ sơ qua quản lý tín dụng hội sở còn kéo dài, quản lý tín dụng chưa đưa ra chính sách tín dụng đối với khách hàng, vì vậy

hạn chế việc phát triển khách hàng đồng thời khó tăng trưởng tín dụng.

Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc: tiền thuê nhà cao ảnh hưởng tới

lợi nhuận của Chi nhánh, xe chở tiền chuyên dụng chưa có, chi phí ban đầu của

Chi nhánh quá lớn nên mặc dù tăng trưởng cao nhưng chưa phảnánh đúng thực

lực của Ngân hàng. Về công nghệ thông tin: máy móc phục vụ cho công việc đầy đủ song phần mềm ứng dụng còn nhiều bất cập, chưa tự động hoá khi lấy số

liệu báo cáo Ngân hàng nhà nước theo công văn 477, chương trình quản lý hạn

mức tín dụng, giải ngân theo dự án, chưa có phần mềm dự báo tài chính. Gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định và quản lý khách hàng, từđóảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Đội ngũ cán bộ nhân viên: Một số cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm trong công tác thẩm định dự án, thiếu kinh nghiệm thực tế, đã làm giảm

hiệu quả của công tác thẩm định xét duyệt cho vay của Ngân hàng. Từ đó ảnh

hưởng chất lượng tín dụng chung của Ngân hàng.

b) Nguyên nhân khách quan

Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn chủ sở hữu rất thấp, năng

lực tài chính của các doanh nghiệp còn yếu, do đó khả năng đáp ứng các điều

kiện của Ngân hàng là thấp. Các cơ sở sản xuất kinh doanh còn manh mún, phân tán, trình độ công nghệ và thiết bị còn lạc hậu, lao động thủ công nên sản phẩm

khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn khác trên thị trường. Trình độ của cán

bộ quản lý chưa cao, phương án kinh doanh chưa đủ sức thuyết phục đối với

Ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp luôn ngần ngại minh bạch tình hình kinh doanh của mình cho Ngân hàng, không quen với các thủ tục và cách thức tiếp cận các

nguồn vốn của Ngân hàng. Thêm vào đó, năng lực xây dựng và trình bày dự án

sản xuất kinh doanh của đa số các doanh nghiệp chưa tốt. Tại Ngân hàng các cán bộ tín dụng luôn phải hướng dẫn chi tiết cho các doanh nghiệp lập hồ sơ vay

vốn. Có rất nhiều trường hợp hồ sơ vay vốn phải làm đi làm lại nhiều lần cho đúng với yêu cầu của Ngân hàng. Những bản dự án vay vốn thường không được tính toán đầy đủ, rõ ràng. Mặc dù đây mới là khâu đầu tiên của quy trình thẩm định nhưng nó đã gây cản trở rất nhiều cho công tác tín dụng cũng như hoạt động đầu tư của doanh nghiệp vì phải tốn nhiều thời gian, công sức để bổ sung

hoàn thiện.

Một số khách hàng có tiềm lực về tài chính đã quan hệ với tổ chức tín

dụng khác trên địa bàn tỉnh, các Ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn sau khi mất một số khách hàng tốt đã có nhiều chiến lược nhằm giữ chân khách

hàng, dựa trên tiềm lực tài chính mạnh của họ như giảm lãi suất cho vay, giảm

các loại phí... Điều này đã làm giảm số lượng khách hàng của ngân hàng, dẫn đến giảm thu nhập của ngân hàng.

Thứ hai: Môi trường kinh tế

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, trình độ dân trí chưa cao, trình

độ hội nhập và phát triển còn gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời mang tính tự phát, cơ chế chính sách của tỉnh còn nhiều ưu ái để doanh

từng bước, nhưng doanh nghiệp ngoài quốc doanh trình độ quản lý còn nhiều

bất cập, thể hiện qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp này chưa hoàn chỉnh, vì vậy đầu tư mở rộng tín dụng còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, thời gian qua môi trường kinh tế trong và ngoài nước có

nhiều biến động không thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Năm 2006 và năm

2007 mặc dù nền kinh tế có mức tăng trưởng cao (trên 8.0%) nhưng còn tiềm ẩn

nhiều bất ổn như: giá vàng và đô la diễn biến bất thường, thị trường bất động

sản nằm ngoài tầm quản lý dẫn đến hiện tượng đầu cơ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao, tình hình lạm phát cao, rồi thiên tai dịch hoạ thường xuyên xảy

ra...Khiến cho các doanh nghiệp và người dân gặp rất nhiều khó khăn; đồng thời

những yếu tố đó cũng đã làm cho thu nhập của một bộ phận dân cư giảm xuống, cầu tiêu dùng do đó giảm theo. Chính điều này đã tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng Ngân hàng, làm giảm doanh số cho vay, giảm tổng dư nợ tín

dụng, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

Thứ ba: Môi trường pháp luật còn thiếu và chưa đồng bộ, nhiều văn bản pháp

quy còn chồng chéo, tạo nhiều khe hở cho kẻ xấu lợi dụng. Cán bộ tín dụng chưa có nhiều thời gian để nghiên cứu, tập huấn các loại văn bản chế độ theo hệ

thống hoá các loại văn bản, chưa có mẫu hồ sơ cho vay thống nhất trong toàn hệ

thống, các loại ấn chỉ này chưa được quy chuẩn. Mặc dù môi trường pháp luật đã thông thoáng hơn đối với việc thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, nhưng đây cũng là nguyên nhân làm cho quản lý của nhà nước về các

doanh nghiệp vừa và nhỏ bị nới lỏng. Sự gia tăng ngày càng nhiều số lượng các

doanh nghiệp không đi cùng với sự giám sát của các cơ quan nhà nước, và

thường chỉ khi hoạt động kinh doanh phi pháp đã diễn ra và gây hậu quả thì cơ quan nhà nước mới vào cuộc để điều tra. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sự

lành mạnh của môi trường kinh doanh, khiến các Ngân hàng e ngại hơn trong

việc cung cấp tín dụng. Đó là một mâu thuẫn mà bản thân Chi nhánh Ngân hàng

sản bảo đảm tiền vay vẫn còn quá nhiều vướng mắc khi thi hành. Với tài sản do

Ngân hàng phát mại thì thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua mất nhiều

thời gian nên xử lý còn chậm. Với các tài sản là bất động sản phải qua trung tâm đấu giá nên mất rất nhiều thời gian và chi phí.

Thứ tư: Môi trường cạnh tranh

Hoạt động Ngân hàng trên địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín

dụng, các Ngân hàng quốc doanh mạnh, có uy tín về sản phẩm, dịch vụ đã được

khách hàng chấp nhận, như: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng PT Nhà đồng bằng Sông

Cửu Long, Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương,

Ngân hàng Techcombank...Các Ngân hàng này liên tục đưa ra các sản phẩm tiện ích để cạnh tranh, mặt khác cơ chế chínhsách Ngân hàng thương mại trên địa bàn thông thoáng tạo điều kiện cho khách hàng vì vậy cạnh tranh mở rộng tín dụng và thu hút nguồn vốn trên địa bàn tỉnh rất gay gắt.

CHƯƠNG III

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI VIỆT TRÌ.

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNQUÂN ĐỘI VIỆT TRÌ THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNQUÂN ĐỘI VIỆT TRÌ

Để có thể tồn tại và phát triển vững mạnh cùng với nhịp tăng trưởng

chung của nền kinh tế đất nước trong giai đoạn mới, Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Việt Trì cũng đã kịp thời đổi mới, và tìm cho mình một định hướng phát

triển mang bản chất riêng của Ngân hàng quân đội. Đó là trong thời gian tới,

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP Quân đội Việt Trì (Trang 45)