b) Các chỉ tiêu định lượng
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Ta thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội - Việt
Trì ngày càng phát triển về quy mô và được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2. 4: Tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm 2006 - 2007
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
1. Dư nợ cuối năm 59.142 300.066
- Khách hàng doanh nghiệp 47.710 202.437 - Khách hàng cá nhân 11.432 97.629 2. Dư nợ bình quân 18.404 195.511 - Theo đồng tiền +VNĐ 18.404 175.511 +USD(Quy đổi) 0 20.000 - Theo kỳ hạn
+Ngắn hạn 14.847 165.251
+Trung hạn 3.557 30.260
+Dài hạn 0 0
3. Nợ quá hạn nhóm 2 0 4.000
4. Nợ quá hạn nhóm 3, 4, 5 0 2.000
Nguồn: BCTH 2006 - 2007 của Chi nhánh NHTMCP Quân Đội Việt Trì
Qua số liệu bảng 4 cho ta thấy, tốc độ tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng
Quân đội Chi nhánh Việt Trì đạt rất cao. Tỷ lệ tăng tới 400% so với năm 2006, tốc độ tăng tuyệt đối năm 2007 đạt 300,066 tỷ đồng. Năm 2006 chưa phát sinh
nợ xấu, nợ quá hạn do Chi nhánh mới đi vào hoạt động và Chi nhánh đã xác
định phương châm “An toàn, chất lượng và hiệu quả” ngay từ khi ban đầu thực
hiện công tác mở rộng tín dụng.
Công tác tín dụng của Chi nhánh NHTMCP Quân đội tại Việt Trì luôn
được xác định là nhiệm vụ trọng tâm vì nguồn thu chính hiện nay thu từ tín
dụng, nhưng trước khi đầu tư vốn Chi nhánh rất chú trọng việc nghiên cứu thị trường, phân loại khách hàng, lựa chọn khách hàng để có quyết định đầu tư đúng đắn. Chi nhánh đã xác định đối tượng chính để phục vụ là các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, có tình hình sản xuất kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh nhưng cũng rất chú trọng tới các doanh nghiệp quân đội truyền thống và một số DNNN có tiềm lực tài chính mạnh trên địa bàn như tổng công ty giấy Việt
nam, công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, công ty rượu Đồng xuân,
công ty cổ phần Lialama3 nhà phân phối của YAMAHA, HONDA... và các công ty là vệ tinh của tổng công ty giấy Việt nam. Những đối tác này là những khách
hàng lớn đã có số dư tiền gửi và dư nợ tại Ngân hàng lớn.
Có được kết quả trên là do:
Nước ta đang trên bước đường hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đang
thượng tầng (nhà cửa, trường học,...) để đáp ứng những điều kiện cơ bản để phát
triển đất nước. Để đạt mục tiêu trên, đòi hỏi phải có nguồn vốn trong và ngoài
nước để thực hiện. Nguồn vốn nước ngoài bao gồm nguồn vốn trực tiếp và nguồn vốn gián tiếp.
Tại các đô thị và các thành phố lớn có nhiều dự án phát triển khu đô thị
mới với đầy đủ các công trình nhà ở, khu vui chơi giải trí, nhà trẻ, trường học,... cũng đòi hỏi phải có nguồn vốn trung và dài hạn để thực hiện. Theo số liệu
thống kê của chi cục thống kê Hà Nội, về mặt số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tuyệt đại đa số trong tổng số doanh nghiệp và nằm trong khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại (50%), công nghiệp nhẹ (20%), tiếp theo là các nghành xây dựng khách sạn, nhà hàng. Cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới, tài chính là vấn đề yếu
nhất của các doanh nghiệp. Lợi nhuận để lại ít ỏi, không đủ điều kiện phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng; nguồn tài trợ chủ yếu dựa vào vốn đi vay từ người thân bạn bè. Nguồn vốn đi vay từ tổ chức tín dụng giữ một vai trò quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn này trước đây gặp nhiều khó khăn do từ cả hai phía
Ngân hàng và doanh nghiệp. Để hỗ trợ cho việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đã lập ra một số quỹ hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt nam như: Quỹ phát triển nông thôn (RDF), Quỹ phát triển dự án MêKông (MDPF),...Tuy có nhiều tổ chức, quỹ phát triển giúp đỡ nhưng vai trò của nguồn
vốn tín dụng Ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Tất cả các quỹ đều
yêu cầu các doanh nghiệp phải có được nguồn tài trợ từ Ngân hàng từ 15 đến
20% nhu cầu vốn vay như là một điều kiện bắt buộc để hỗ trợ phần còn lại từ
quỹ. Nắm bắt được tình hình trên đây, Ngân hàng Quân đội nói riêng và hệ
thống Ngân hàng thương mại nói chung rất chú trọng đến vấn đề trên và đã lựa
tín dụng, đồng thời Ngân hàng Quân đội luôn có những chính sách thông thoáng để khai thác một cách hiệu quả thị trường này.
Năm 2006 tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng còn thấp, nguyên nhân là do Ngân hàng mới thành lập và đi vào hoạt động chưa lâu. Sang năm 2007 tổng dư nợ tăng cao chóng mặt, tới 400% so với năm 2006 cho thấy hoạt động của
Ngân hàng là rất có hiệu quả. Ngân hàng tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động và phát triển thêm các sản
phẩm mới, tăng cường công tác quản trị rủi ro, tuyển dụng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên,...nhằm tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy Ngân hàng
Quân đội - Việt Trì phát triển. Năm 2007 tổng dư nợ cho vay đạt gần 300 tỷ đồng, tăng 240 tỷ đồng so năm 2006, trong đó, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn
chiếm 80,6% trong tổng dư nợ bình quân.