Để việc giúp đỡ học sinh yếu kém có kết quả hơn, theo tôi, chúng ta cần phải tiến hành một số công việc sau:
1. Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần phối hợp phân tích, đánh giá kết quả đạt được của học sinh để đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém. Cần phải nhận diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém trước khi tìm các biện pháp giúp đỡ các em. 2. Các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém phải được nghiên cứu một cách khoa học, đúc kết kinh nghiệm, phổ biến rộng rãi cho giáo viên sử dụng nhằm hạn chế dần tình trạng học sinh học kém trong các năm học tới. Một số phương pháp, biện pháp có thể sử dụng là:
- Phương pháp dạy học bằng tình thương;
- Phương pháp giúp học sinh yếu học tích cực ;
- Phương pháp giao việc cho cho học sinh yếu kém;
- Phương pháp dạy học sinh yếu theo nhóm đối tượng;
- Phương pháp giảm độ khó của câu hỏi phù hợp với học sinh yếu;
- Phương pháp dạy theo trình độ của học sinh;
- Phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp :
- Phương pháp thư giản (vui chơi) trong các tiết học;
3. Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chia sẻ trách nhiệm trong công tác khắc phục tình trạng học sinh yếu kém (không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách nhiệm cho giáo viên).
III. Đề xuất :
- BGH các trường cần quan tâm đến việc rèn luyện học sinh yếu kém và các cấp cần tổ chức thảo luận chuyên đề về học sinh yếu kém.
- Hiện nay các trường gần như không có phòng để phụ đạo học sinh yếu kém. Cần đầu tư xây dựng thêm phòng học, hoặc sắp xếp để giáo viên có điều kiện tổ chức dạy phụ đạo.
- Các cấp cần biên soạn tài liệu, phương pháp, kinh nghiệm dạy học sinh yếu kém tập hợp thành tài liệu phổ biến cho các giáo viên.
Trên đây là một số vấn đề tôi rút ra trong việc đổi mới phương pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu kém học tập có tiến bộ trong trường tiểu học Xuyên Mộc năm 2009-2010 và từ đầu năm 2010-2011.
Xuyên mộc, ngày 01 tháng 03 năm 2011
Người viết