Phương pháp thư giản (vui chơi) trong các tiết học:

Một phần của tài liệu SKKN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH YẾU Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC (Trang 27)

Trong học tập có rất nhiều môn học khô khan, nặng về kiến thức như toán, tập làm văn, chính tả vv…Đối với học sinh thường không có hứng thú học những môn này (trừ những em giỏi thì ham học vì có điểm cao). Như vậy để tạo được sự hứng thú, ham thích việc học ở học sinh yếu giáo viên cần tăng cường các trò chơi, hình thức học tập sinh động trong tiết học. Khi tổ chức một trò chơi thì học sinh yếu sẽ tham gia hết mình và qua trò chơi giáo viên giúp học sinh nắm được kiến thức, hiểu được bài hơn. Ngoài các trò chơi giáo viên cần tổ chức các hình thức học tập sinh động khác để giúp học sinh yếu có hứng thú trong học tập như đóng kịch, phỏng vấn…Trong các tiết ôn, tiết rèn giáo viên đều phải tổ chức giờ học sinh động, vui tươi như vậy mới mang được hiệu quả cao. Nhiều hình thức học tập sinh động khi tổ chức không nên cầu kì quá dẫn đến mất thời gian, tốn kém… giáo viên nên chọn các hình thức học tập đơn giản nhưng mang hiệu quả cao…

Trong thời gian chuyển tiết giữa các môn học giáo viên cần phải dành từ 5-7 phút cho học sinh vui chơi (chơi trò chơi, múa hát, kể chuyện, đóng kịch, thi đố…).Để tạo cho học sinh những giây phút thư giãn giữa các tiết học, tạo cho các em sự hưng phấn, thoải mái trở lại sau giờ học căng thẳng…

Để tổ chức trò chơi và các hình thức học tập sinh động khác giáo viên lưu ý phải để cho học sinh yếu kém tham gia phải biết được trong hình thức học tập đó học sinh yếu có thể tham gia ở phần nào.

Một phần của tài liệu SKKN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH YẾU Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC (Trang 27)