Năm 2003, Luật kế toán Việt Nam ra đời là văn bản mang tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực kế toán. Do đó mọi hoạt động nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kế toán đều chịu sự chi phối của Luật này, từ các quy định chung về chứng từ, tài khoản, sổ kế toán đến việc lập các báo cáo tài chính. Trong đó các nghiệp vụ bán hàng cũng không phải là ngoại lê, cụ thể nhất: Điều 21 – Luật kế toán còn quy định rõ việc sử dụng hoá đơn bán hàng trong hoạt động bán hàng.
Ngoài ra, để thống nhất và tạo khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán, nâng cao chất lượng thông tin kế toán cung cấp trong nền kinh tế quốc dân, và phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng công tác kế toán, từ năm 2001 đến nay Bộ trưởng BTC đã ban hành và công bố 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam cùng các Thông tư hướng dẫn thực hiện các Chuẩn mực đó. Chuẩn mực kế toán là một hành lang pháp lý quy định DN thực hiện công tác kế toán của mình đúng luật. Có thể thấy rằng VAS là một yếu tố bên ngoài nhưng có tác động trực tiếp đến công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng nói riêng của các DNTM. Ví dụ chuẩn mực quy định những nội dung về chi phí, doanh thu, ghi nhận doanh thu, tài sản cố định… Kế toán tại các DN đều phải tuân thủ không thể thay đổi.
Chế độ kế toán DN cũng là nhân tố ảnh hưởng đến kế toán bán hàng. Chế độ kế toán được ban hành đồng bộ cả chế độ chứng từ, sổ sách, tài khoản và đến báo cáo tài chính sao cho khoa học và hợp lý nhất, tạo điều kiện cho kế toán nói chung và kế toán bán hàng tại DNTM nói riêng, xử lý, phản ánh đúng bản chất của các hoạt động kinh
Kế toán trưởng Kế toán kho Kế toán tiền mặt Kế toán bán hàng và công nợ. Kế toán tiền lương
Mặt khác, sự thống nhất giữa chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến kế toán bán hàng. Nếu giữa chế độ và chuẩn mực không có sự thống nhất sẽ làm cho người làm kế toán lúng túng trong quá trình xử lý, phạm sai lầm trong hạch toán nghiệp vụ, ảnh hưởng tới kết quả, thông tin do kế toán cung cấp không chính xác, không phản ánh đúng tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của DN.
Để tồn tại và phát triển các DN phải nghiên cứu môi trường ngành nghề hoạt động với những chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố trong môi trường đó, nhất là trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Đối với hoạt động bán hàng còn có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng nằm bên ngoài bản thân mỗi DN mà DN không thể cải tạo hay kiểm soát được, DN chỉ có thể thích nghi với nó như tình hình chính trị - xã hội, các chu kỳ khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, những tác động dây chuyền từ nền kinh tế thế giới mà nền kinh tế VN phải gánh chịu, sự biến động của thị trường tiền tệ khi xảy ra lạm phát hay do sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ… hoặc đơn thuần chỉ là xu thế tiêu dùng của người dân, thu nhập bình quân của người dân, …Tất cả các nhân tố đó sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu ra, giá cả thị trường, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng của các DN. Nhưng tất cả các DN trong cùng một nền kinh tế thì đều chịu chung những ảnh hưởng này. Thuận lợi và khó khăn mà DN nhận được hoặc gánh chịu thì đối thủ cạnh tranh của nó cũng vậy. Vì vậy mỗi DN phải tự biết khai thác triệt để các thời cơ, cơ hội mà mình nhận được. Từ đó sử dụng hiệu quả và phát huy tối đa nguồn lực nhằm tạo nên một vị trí vững chắc cho DN.