Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Đắc Đại Long (Trang 68)

Như đã nêu ở phần mục tiêu Doanh nghiệp đã đặt ra để thực hiện đến năm 2015 là có thêm 2 cửa hàng: 1 cửa hàng chỉ bày bán các hàng hoá chất lượng cao dành cho đối tượng trẻ em và 1 cửa hàng chuyên về hàng hoá cao cấp đặt tại một trong các Trung tâm thương mại lớn ở Hải Phòng đáp ứng nhu cầu thời trang của giới trẻ và những người có thu nhập cao, giữ vững và phát

62

triển thị phần; đồng thời đầu tư dây chuyền sản xuất gọng kính nhựa. Đây là sự khác biệt hoá về sản phẩm so với các cửa hàng bán lẻ trên thị trường thành phố Hải Phòng.

* Cửa hàng kính mắt chuyên cho khách hàng là trẻ em: Để tập trung vào cửa hàng bán kính đeo mắt cho trẻ em Doanh nghiệp phải chuẩn bị từ khâu thiết kế trang trí cửa hàng cho đến nhập các sản phẩm để bán phù hợp với trẻ em. Đây là đối tượng đầu tiên Doanh nghiệp xác định là khách hàng tiềm năng của Doanh nghiệp. Vì qua thực tế kiểm nghiệm lại số lượng khách hàng có độ tuổi học sinh gắn bó với Doanh nghiệp cho đến khi trưởng thành trong 15năm qua chiếm khoảng 25% lượng khách hàng.

Đối với trường hợp khách hàng lắp mắt kính số: lý do độ tuổi của trẻ em là độ tuổi đang trong giai đoạn phát triển do đó độ cận hoặc loạn thị của đối tượng khách hàng này cũng thay đổi theo sự phát triển đó. Thông thường sau khi lự chọn và lắp ráp được 1 chiếc kính để nhìn sáng và nét hơn khách hàng được bác sỹ khuyên sau 6 tháng quay lại cửa hàng để kiểm tra lại, hầu hết các trường hợp kiểm tra lại đều phải thay mắt kính mới do độ cận hoặc loạn thay đổi tăng lên, do đó Doanh nghiệp sẽ bán được nhiều sản phẩm cho 1 khách hàng (Đây là sự thay đổi sinh học bình thường mà Doanh nghiệp không mong muốn và không cố tình tạo ra sự thay đổi này để bán được nhiều sản phẩm).

Đối với trường hợp khách hàng là trẻ em dùng hàng thời trang: Mặt hàng kính thời trang thường là kính mắt màu do vậy tâm lý các bậc phụ huynh thường không yên tâm khi con mình dùng kính có giá tiền thấp mặc dù là sản phẩm đảm bảo chất lượng. Thông thường khi người bán hàng giới thiệu sản phẩm các bậc phụ huynh thường chọn các sản phẩm với mong muốn con mình dùng đảm bảo chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng, không hỏng mắt. Do đó giá tiền sản phẩm chỉ là thứ yếu trong trường

63 hợp như này.

* Cửa hàng chuyên về hàng hoá thời trang cao cấp: Trong loại cửa hàng khác biệt thứ 2 này, ngoài các sản phẩm kính thời trang cao cấp, kính dành cho các doanh nhân, người thành đạt, Doanh nghiệp sẽ tập trung vào một số mặt hàng thời trang xa xỉ. Hiện nay chất lượng cuộc sống rất phát triển, có rất nhiều người có thu nhập cao họ mong muốn có được những sản phẩm đặc biệt của riêng mình. Những người như vậy họ sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền đặt hàng để sở hữu những sản phẩm thời trang độc đáo mang phong cách riêng. Thực tế đã có nhiều người đặt hàng để gắn kim cương, đá quý trên các sản phẩm thời trang để khẳng định đẳng cấp của mình. Doanh nghiệp hướng đến những khách hàng xa xỉ này với hy vọng quảng bá thương hiệu dù xác định số lượng bán là rất ít nhưng sẽ gây được tiếng vang lớn, khuyếch trương hình ảnh Doanh nghiệp.

* Đầu tư dây chuyền sản xuất gọng kính nhựa: Đây là loại hàng hóa có chi phí nguyên vật liệu thấp xong phải bỏ vốn đầu tư ban đầu rất lớn gồm: nhà xưởng, máy móc, nhân lực, chi phí công nghệ, thuê chuyên gia hỗ trợ…Từ nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp nhận thấy xu thế thời trang hiện nay đang hướng tới sản phẩm kính gọng nhựa, đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên, người cao tuổi. Do đó đây là thị trường tiềm năng doanh nghiệp sẽ hướng đến trong kế hoạch ngắn hạn của mình.

3.3 Các chiến lược bộ phận khác của DN Tư nhân Đắc Đại Long 3.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong mọi tổ chức, là tài sản của tổ chức và nó quyết định đến việc thành công hay thất bại của tổ chức ấy. Do đó Doanh nghiệp cũng xác định rõ vai trò quan trọng của yếu tố này và từng bước hình thành lộ trình để xây dựng nguồn nhân lực của Doanh nghiệp từ khâu tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để duy trì Doanh

64

nghiệp hoạt động ngày càng có quy mô và mang tính chuyên nghiệp cao hơn Doanh nghiệp sẽ tuyển dụng một số vị trí giúp việc cho chủ doanh nghiệp trong từng công việc kinh doanh là những người được đào tạo chính quy về kinh doanh. Mặt khác, Doanh nghiệp sẽ chú trọng hơn nữa việc đào tạo kiến thức kinh doanh cho các nhân viên kinh nghiệm đang làm việc, thay vì hình thức tự đào tạo và truyền nghề, Doanh nghiệp sẽ mời các chuyên gia về giảng các chuyên đề giúp nhân viên có điều kiện mở mang tầm nhìn và nắm được các kiến thức cơ bản về kinh doanh, về thị trường, về khách hàng, về bán hàng…Doanh nghiệp xác định đào tạo nguồn nhân lực là hoạt động đầu tư chứ không phải là gánh nặng chi phí. Thông qua đào tạo, người lao động được nâng cao kỹ năng, sẽ đóng góp trở lại một cách hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp. TT Nhân sự Số lượng Đào tạo từ nhân viên cũ Tuyển dụng nhân viên mới

1 Nhân viên thiết kế 3

2 Nhân viên kế toán 2

3 Nhân viên bán hàng 5

4 Nhân viên đo tật khúc xạ 3

5 Nhân viên kỹ thuật máy 3

6 Nhân viên kỹ thuật mài lắp kính 3

Bảng 3.2: Bảng dự kiến bổ sung nhân lực giai đoạn năm 2015-2016 Bên cạnh đó Doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn nữa các chế độ đãi ngộ nhân sự, có chính sách nâng cao tiền lương và tiền thưởng mang tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, đầu tư trang thiết bị tạo môi trường làm việc thoải mái để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào làm việc tại Doanh nghiệp và phát huy tối đa năng lực của nhân lực.

65 3.3.2 Đẩy mạnh hoạt động marketing

Doanh nghiệp sẽ tập trung cao hơn đối với việc Marketing nhằm không ngừng quảng bá thương hiệu của Doanh nghiệp. Thông qua khách hàng, thông qua các vị trí cửa hàng của Doanh nghiệp tại các đầu nút giao thông của thành phố thường xuyên quảng cáo giới thiệu các sản phẩm hàng hoá mới nhằm không ngừng mở rộng thị phần…Trong ngắn hạn Doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình website để giao dịch qua mạng Internet với khách hàng, tạo điều kiện để Doanh nghiệp gần gũi khách hàng hơn và để cung cấp đầy đủ hơn thông tin của các loại sản phẩm, các ưu đãi của Doanh nghiệp đối với khách hàng.

Doanh nghiệp chú trọng đầu tư hơn nữa công cụ PR để tạo sự thân thiện và quen thuộc thương hiệu của khách hàng. Các chương trình ủng hộ trẻ em nghèo, ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, đo khám mắt và cấp kính thuốc miễn phí cho trại trẻ mồ côi và một số hoạt động xã hội khác sẽ được Doanh nghiệp từng bước thực hiện. Tăng cường phát huy tác dụng quảng cáo trên khăn lau kính và hộp đựng kính, túi đựng hàng hoá và một số các vật phẩm khác của Doanh nghiệp (in chi tiết các thông tin lên phiếu đo khám mắt của khách hàng và thẻ bảo hành sản phẩm).

3.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng

Để nâng cao hiệu qủa hoạt động bán hàng doanh nghiệp cần có sự nhạy bén thị trường, xác định được nhu cầu thị hiếu của đa số khách hàng, tuỳ theo từng mùa vụ mà lựa chọn nguồn hàng hợp lý. Từ nhập hàng hoá đúng nhu cầu thi hiếu của khách hàng thì các sản phẩm sẽ được bán chạy hơn góp phần nâng cao hiệu quả công tác bán hàng.

Như đã xác định ở trên doanh nghiệp cần mở rộng thêm các của hàng kinh doanh các mặt hàng theo đối tượng trẻ em và theo nhu cầu xa xỉ của những khách hàng có thu nhập cao nhằm đa dạng hoá hình thức bán hàng, thu

66

hút được sự tò mò và tập trung được đúng đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó Doanh nghiệp cần thực hiện tốt các hoạt động Marketing như đã phân tích ở trên để hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng. Đồng thời không ngừng tăng cường tiềm lực tài chính, hợp tác với các nhà cung cấp uy tín để làm đại lý các sản phẩm độc quyền tại thị trường Hải Phòng. Một việc làm rất quan trọng nữa đó là đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên bán hàng hiểu biết các kỹ thuật bán hàng hiện đại, đủ tầm phục vụ khách hàng chu đáo, nhiệt tình.

3.3.4 Tăng cường công tác nghiên cứu phát triển

Thực hiện tốt chiến lược về giá và chiến lược khác biệt hoá sản phẩm Doanh nghiệp sẽ có sự lớn mạnh về quy mô và về tài chính để thực hiện mục tiêu chuyển hình thức Doanh nghiệp Tư nhân thành Công ty trách nhiệm hữu hạn mở rộng sản xuất kinh doanh ra các tỉnh, thành phố lân cận, tiến tới nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài để cung cấp cho các doanh nghiệp và các của hàng bán lẻ khác; quốc gia đầu tiên Doanh nghiệp thâm nhập để tìm nguồn hàng là Trung Quốc và Nhật Bản. Để đạt được mục tiêu đó Doanh nghiệp cần tuyển dụng những vị trí chủ chốt có kiến thức và được đào tạo cơ bản về kinh doanh, chủ Doanh nghiệp cần tham gia các khoá học và thuê chuyên gia tư vấn để trau dồi kiến thức quản trị kinh doanh và giúp đỡ tư vấn một số khó khăn vướng mắc khi thực hiện mục tiêu của Doanh nghiệp.

3.3.5 Nâng cao hiệu quả quản lý

- Dự kiến trong năm 2015 sẽ lắp đặt camera ở tất cả các cửa hàng, khu vực sản xuất, kho đồng thời nâng cấp phần mềm quản lý hàng hóa bằng mã vạch để nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

- Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho các cửa hàng trưởng và tổ trưởng sản xuất.

67

- Thực hiện tịnh kho, kiểm đếm hàng hóa định kỳ hàng tháng, quý và năm.

3.3.6 Chủ động phát triển và tạo nguồn vốn

Tình hình tài chính của Doanh nghiệp đang gặp những khó khăn, nhất là khả năng thanh toán cho các nhà cung cấp vật liệu và hàng hóa. Trong khi đó nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và mở rộng đầu tư đang là vấn đề cấp thiết. Bên cạnh đó Doanh nghiệp không có khoản hỗ trợ vốn nào khác từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài. Do vậy Doanh nghiệp phải chủ động tạo lập nguồn vốn cho mình từ các kênh huy động vốn cụ thể như sau:

- Liên doanh, liên kết: Chủ động tìm nhà đầu tư có khả năng về tài chính để liên kết trong dự định mở rộng sản xuất.

- Phát huy nội lực: Bằng cách quản lý chặt chẽ, tiết kiệm các chi phí đầu vào và chi phí hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp, tránh thất thoát, lãng phí, phát huy tối đa hiệu quả từng công việc. Đồng thời giải quyết các hàng tồn kho bằng chính sách giảm giá để thu hồi vốn và một phần huy động tiền nhàn rỗi từ các nhân viên trong doanh nghiệp.

- Tận dụng nguồn vốn vay: lập dự án sản xuất, kinh doanh và vay vốn của các ngân hàng, phát huy tối đa lợi thế tài sản của chủ doanh nghiệp để thế chấp ngân hàng là một trong những kênh huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp.

3.3.7 Mở rộng sản xuất

Trong thời gian từ năm 2015 đến 2020 doanh nghiệp tiếp tục duy trì sản xuất khăn lau kính, hộp đựng kính theo nhu cầu thường xuyên và tập trung mọi nguồn lực cho sản xuất gọng kính nhựa, nếu thành công thì doanh nghiệp sẽ trở thành đơn vị sản xuất tiên phong về kính gọng nhựa trong thị trường Việt Nam.

68

Qua nghiên cứu, khảo sát về sản xuất sản phẩm gọng kính nhựa doanh nghiệp xác định:

- Dây chuyền máy móc thiết bị và công nghệ dự kiến sẽ ký hợp đồng nhập khẩu từ Trung Quốc.

- Trong giai đoạn đầu chuyển giao công nghệ dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Trung Quốc sẽ chỉ sản xuất phần nhựa, còn các chi tiết khác bằng kim loại như gối bản lề càng kính, họa tiết trang trí... sẽ đặt hàng theo thiết kế của doanh nghiệp Trung Quốc. Điều này sẽ giảm chi phí và tránh rủi ro cho quá trình tìm tòi phương pháp sản xuất ban đầu của doanh nghiệp.

- Sau khi nhận bàn giao toàn bộ về dây chuyền công nghệ của chuyên gia sẽ tiếp tục yêu cầu hỗ trợ trong 01 năm tiếp theo về thiết kế gọng kính nhựa thời trang từ nhà sản xuất Trung Quốc để có những mẫu mã độc đáo, phù hợp với thị hiếu khách hàng. Đồng thời chuẩn bị tốt về nhân sự để vận hành sản xuất đạt hiệu quả.

- Tập trung sản xuất các sản phẩm kính thời trang gọng nhựa để doanh nghiệp tự tiêu thụ dành cho thanh thiếu niên và người cao tuổi với sản phẩm màu sắc, phong phú đa dạng đặc biệt là giảm thiểu chi phí sản xuất, đưa sản phẩm ra thì trường với giá thành thấp khoảng dưới 200 nghìn đồng/chiếc.

- Sau 03 năm từ khi đầu tư và sản xuất, kinh doanh đã ổn định sẽ nhận đặt hàng từ các đối tác khác để mở rộng quy mô, mở rộng thị phần.

69 KẾT LUẬN

Doanh nghiệp Tư nhân Đắc Đại Long là một trong những doanh nghiệp loại nhỏ, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bán lẻ hàng hoá của Doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp quyết định toàn bộ mọi việc. Được hình thành từ các cửa hàng bán lẻ và chủ doanh nghiệp là người không được đào tạo cơ bản kiến thức về quản trị kinh doanh nên mọi hoạt động của Doanh nghiệp chỉ lựa theo thị trường, hoạt động theo kiểu “tuỳ cơ ứng biến”, chưa có những chiến lược và giải pháp thực thi chiến lược cụ thể rõ ràng. Để tồn tại và phát triển được trong thị trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt Doanh nghiệp cần chấn chỉnh lại phương thức quản trị kinh doanh để có những bước đi đúng đắn hơn.

Luận văn “Chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp Tư nhân Đắc Đại Long” có ý nghĩa thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Qua nghiên cứu thực trạng Doanh nghiệp bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp thực hiện phù hợp với quy mô, điều kiện hiện có và mục tiêu phát triển cụ thể của Doanh nghiệp. Để Doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu đã đặt ra ngoài các giải pháp nêu trên Doanh nghiệp còn phải chuẩn bị đầu tư kỹ lưỡng về tài chính và kiến thức quản trị doanh, chủ doanh nghiệp cần có sự cố gắng cao để kết hợp giữa kiến thức quản trị kinh doanh được đào tạo bổ sung với kinh nghiệm thực tiễn để có tầm nhìn và hoạch định đường đi chiến lược đúng đắn phù hợp với thị trường và điều kiện Doanh nghiệp của mình. Đề tài nghiên cứu chỉ dừng ở mức phân tích và xây dựng chiến lược kinhh doanh cho Doanh nghiệp. Việc thực thi, đánh giá chiến lược sẽ được tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh trong quá trình hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.

70 Tài liệu tham khảo:

1. Fred R.David (2000), Khái luận về quản trị chiến lược, (Bản dịch), NXB

Thống kê.

2. Phạm Thùy Hồng (2004), Chiến lược cạnh tranh cho các doang nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia.

3. Michael E. Porter (2008), Chiến lược cạnh tranh, (Bản dịch), NXB Trẻ.

4. Vũ Thị Ngọc Phùng, Phan Thị Nhiệm (1999), Giáo trình chiến lược kinh doanh, NXB Thống kê.

5. Garry D. Smith, Danny R. Arnold (2003), Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB Thống kê.

6. Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Thống kê.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Đắc Đại Long (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)