0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT TIỆP (Trang 40 -40 )

a. Những tồn tại.

Ngoài những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua Công ty còn gặp phải không ít những khó khăn và hạn chế. Cụ thể:

- Thị trường kinh doanh của công ty có nhiều biến động cạnh tranh gay gắt do số lượng người tham gia vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các loại khóa và mặt hàng cơ kim khí ngày càng nhiều.

- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý của công ty chưa thực sự tiết kiệm và hiệu quả các loại chi phí vẫn còn cao, tỷ lệ tăng chi phí cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu và lợi nhuận. Công ty cần có các biện pháp để sử dụng chi phí tiết kiện và hiệu quả hơn.

- Về huy động và sử dụng vốn, năm 2006 công ty chuyển từ hình thức công ty nhà nước sang công ty cổ phần, việc chuyển đổi này giúp công ty dễ dàng huy động vốn hơn. Tuy nhiên công ty chưa thực sự hoạt động hiệu quả như một công ty cổ phần, đa số cổ phần chỉ được bán cho người lao động trong công ty, công ty chưa tận dụng tối đa việc huy động vốn từ người dân. Tổng nguồn vốn của công ty còn khá thấp so với khả năng hoạt động của công ty.

- Công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều hạn chế, nhân viên nghiên cứu thị trường hoạt động chưa hiệu quả, những kết luận nhân viên đưa ra không phù hợp và không có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty.

- Công tác Maketing hoạt động chưa hiệu quả, công ty không có nhiều bạn hàng mới, sản phẩm chưa đi vào tâm trí người tiêu dùng.

- Về bộ máy quản lý và người lao động, bộ máy quản lý cồng kềnh, chi phí quản lý cao, người lao động có trình độ chuyên môn chưa cao, kinh phí đào tạo người lao động còn thấp.

- Chiến lược kinh doanh của công ty chưa thực sự hoàn thiện mới chỉ chú ý một số mục tiêu trước mắt và ngắn hạn. Các mục tiêu dài hạn như phát triển nguồn nhân lực, mở rộng quy mô và lĩnh vực kinh doanh còn chưa được quan tâm.

b. Nguyên nhân của những tồn tại trên.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang hứng chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Lạm phát của nước ta tăng mạnh, giá cả các NVL biến động không ngừng khiến cho các DN nói chung và công ty cổ phần khóa Việt Tiệp nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Nguyên nhân chủ quan:

- Về bộ máy quản lý và người lao động, mặc dù đất nước ta đã có rất nhiều đổi mới nhưng thực chất vẫn là một nước nông nghiệp. Người dân vẫn chưa có tác phong công nghiệp cao. Thêm nữa cơ cấu tổ chức bộ máy của các công ty vẫn còn bị ảnh hưởng của chế độ thời bao cấp. Công tác đào tạo cán bộ công nhân viên chưa được chú trọng, mở rộng và chuyên sâu mà chỉ chú ý vào một số cán bộ quản lý. Nguồn kinh phí cần dùng cho công tác này còn eo hẹp, chưa thực sự được đầu tư thích đáng.

- Hiệu quả hoạt động của phòng thị trường còn thấp, phòng thị trường trong công ty thành lập chưa lâu, chưa có sự đầu tư nhiều cho phòng này nên hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Công tác nghiên cứu tìm hiểu thị trường nhiều khi vẫn hời hợt, chưa chuyên sâu. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của công ty thì ngày càng nhiều, nhu cầu thị trường biến đổi không ngừng thì rất cần một đội ngũ chuyên gia giỏi trong công tác nghiên cứu thị trường.

- Chưa đầu tư cho tìm kiếm các nhà cung cấp mới, công ty thường không dành nhiều thời gian cho tìm kiếm các nhà cung cấp mới. Điều này đã khiến công ty nhiều khi bị phụ thuộc quá nhiều vào nhà cung cấp truyền thống. Trong nhiều trường hợp, khi có những biến động bất thường xảy ra công ty sẽ không có đủ nguồn NVL thay thế.

- Do doanh nghiệp chưa quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, chi phí điện, nước, điện thoại sử dụng chưa tiết kiệm. Là một doanh nghiệp kinh doanh công ty cần có các biện pháp cụ thể trong từng lĩnh vực để giảm chi phí góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

3.2. Các đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phân Khóa Việt Tiệp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT TIỆP (Trang 40 -40 )

×