III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU :
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 2 . Kiểm tra bài cũ:
+ GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra việc học bài ở nhà của HS.
+ Nhận xét và ghi điểm 3.
Bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Đánh giá việc làm đúng hay sai. + Yêu cầu HS làm việc theo nhóm bàn.
+ Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ SGK, thảo luận để đặt tên cho tranh đó và nhận xét việc làm đó.
H: Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, chuyện gì sẽ xảy ra?
Hoạt động 2: Kể chuyện tấm gương hiếu thảo. + Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống + GV đưa ra 2 tình huống:
* Tình huống 1: Em đang ngồi học bài. Em thấy bà có vẻ mệt mỏi, bà bảo: “ Bữa nay bà đau lưng quá”.
* Tình huống 2: Tùng đang chơi ngoài sân, ông Tùng nhờ bạn: “Tùng ơi, lấy hộ ông cái khăn”.
+ GV chốt lại nội dung bài và nhắc nhở HS về nhà thực hiện những điều mình đã học.
4.
Củng cố, dặn dò:
+ Gọi HS đọc lại mục ghi nhớ. + GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Các nhóm thảo luận, sau đó trả lời: - Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là luôn quan tâm chăm sóc giúp đỡ ông bà, cha mẹ. Nếu con cháu không hiếu thảo, ông bà, cha mẹ sẽ rất buồn phiền, gia đình không hạnh phúc.
- Trong nhóm kể cho nhau nghe về tấm gương hiếu thảo mà em biết. - Các nhóm thảo luận nêu cách xử lí tình huống và sắm vai thể hiện 1 trong hai tình huống trên.
- HS lắng nghe. - 2 em đọc. - HS lắng nghe và thực hiện. S¸ng thø b¶y ngµy 20 th¸ng 11 n¨m 2010 Kĩ thuật THÊU MÓC XÍCH (tiết 1)
I.MỤC TIÊU: Giúp HS
- HS biết cách thêu móc xích .
- Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm. * Không bắt buộc HS nam thực hành thêu để tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành khâu.
* Với HS khéo tay :
- Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm. - Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành những sản phẩm đơn giản.
- Thêu được các mũi thêu móc xích theo đường vạch dấu. - HS hứng thú học thêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh qui trình thêu móc xích.
- Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn (chiều dài mũi thêu khoảng 2 cm) và một số sản phẩm được thêu trang trí bàng mũi thêu móc xích.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết :
+ Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, kích thước 20 x 30 cm. + Len, chỉ thêu khác màu vải.
+ Kim khâu len và kim thêu. + Phấn vạch, thước, kéo.