B. NỘI DUNG
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên
học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề của Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt đã không ngừng lớn mạnh về số lượng, chất lượng đã chứng tỏ sự vững vàng về bản lĩnh chính trị, thường xuyên tu dưỡng đạo đức, lối sống, có phong cách dân chủ tập thể, có ý thức tổ chức kỷ luật, nói đi đôi với làm, đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp chung, sự nghiệp trồng người, được nhân dân tín nghiệm. Hầu hết cán bộ, giáo viên viên tuổi đời còn trẻ, có trình độ học vấn, có trình độ tay nghề cao nhưng để hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo mỗi cán bộ giáo viên dạy nghề cần được rèn luyện, thử thách của thực tiễn. Lãnh đạo nhà trường đã có nhiều giải pháp trong đó khuyến khích giáo viên dạy nghề tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để góp phần đào tạo học sinh, sinh viên học nghề có trình độ kỹ năng nghề giỏi, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Các em trong quá trình đào tạo được trang bị vốn tri thức phong phú, được rèn luyện kỹ năng nghề giỏi, biểu hiện rõ nét trong mối quan hệ giữa nhận thức – thái độ – hành vi.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt lần thứ II, Nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ: Tạo dựng thương hiệu của Trường, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động để khi ra trường tất cả học sinh, sinh viên được làm việc theo đúng ngành nghề đào tạo và có thu nhập ổn định.
Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp phù hợp và đúng đắn sẽ chi phối đời sống và điều chỉnh hành vi của học sinh, sinh viên, hướng những hoạt động học tập rèn luyện nghề của các em tới những mục tiêu cao đẹp giỏi về tay nghề, có ý thức cao trong học tập lao động góp phần không nhỏ cho quá trình hình thành và phát triển toàn diện cá nhân, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia mọi hoạt động của nhà trường, góp phần xây dựng nhà trường ngày càng lớn mạnh. Để đạt được mục tiêu đặt ra cần tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.
Vai trò lãnh đạo của Đảng và hoạt động phong trào của các tổ chức đoàn thể rất quan trọng trong công tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh, sinh viên. Nó có tác dụng định hướng và củng cố sự kiên định trên con đường đã chọn, tránh chệch hướng, thụt lùi, nhất là trong bối cảnh xã hội khá phức tạp hiện nay.
Để làm tốt giải pháp này cần đảm bảo: Vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy nhà trường đối với công tác đào tạo nghề cho học sinh, sinh viên trở thành người lao động giỏi về chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp theo các tiêu chí của các ngành nghề đào tạo đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Trong công tác giáo dục đạo đức và quản lý học sinh, sinh viên, tổ chức đảng đóng vai trò lãnh đạo, định hướng nhận thức và hành động, xây dựng chiến lược và kế hoạch lâu dài, chỉ đạo công tác thông qua các hoạt động phong trào của các tổ chức đoàn thể, không làm thay, không chồng lấn chức năng nhiệm vụ.
3.2.2. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua giảng dạy các môn học chuyên ngành và nâng cao năng lực cho giáo viên giảng dạy bộ môn chính trị
Học sinh, sinh viên là thế hệ trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của họ trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện học tập nghề nghiệp của mỗi cá nhân.
Trong Luật Dạy nghề 2006 đã xác định rõ mục tiêu dạy nghề: “Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Điều 4 – Luật Dạy nghề 2006); mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp: “Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả
năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn” (Điều 17, luật dạy nghề 2006); mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng: “Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn” (Điều 24, Luật Dạy nghề 2006).
Thực chất quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên không được sắp xếp thành một môn học chính khóa, cụ thể mà nó được lồng ghép và tích hợp thông qua nhiều hoạt động khác nhau, trong đó thông qua giảng dạy các môn học là một hoạt động quan trọng. Hệ thống môn học ở Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt được chia thành các bộ phận như: Những môn học giáo dục đại cương bắt buộc, những môn học cơ sở, những môn học chuyên ngành, thực tập sản xuất. Việc giảng dạy các môn học này có ý nghĩa khác nhau trong việc hình thành các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên. Điều quan trọng giáo viên cần ý thức đúng đắn tính chất tích hợp chứa đựng trong mỗi môn học và có ý thức tự giáo dục, hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần có của một người lao động chân chính trong tương lai.
Đối với các môn học chuyên ngành việc lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp nhằm làm cho nội dung các môn học thêm phong phú, không xa rời thực tiễn sinh động, học sinh, sinh viên học nghề sẽ nắm được mặt tích cực và tiêu cực từ bên ngoài tác động vào nhân cách nghề nghiệp của mình. Trên cơ sở đó học sinh, sinh viên học nghề sẽ có định hướng đúng đắn, phù họp về giá trị nghề
nghiệp, có ý thức rèn luyện khả năng sáng tạo, chủ động và phòng tránh những tác động tiêu cực của môi trường xã hội đối với quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện.
Giáo viên giảng dạy bộ môn chính trị cần phải nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tích cực giáo dục học sinh, sinh viên sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Giáo dục họ phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy: “Gian nan rèn luyện mới thành công”.
Hiện nay, Khoa Khoa học Cơ bản – Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các môn học chung gồm chính trị, pháp luật, anh văn, tin học, giáo dục quốc phòng – an ninh, giáo dục thể chất. Trong đó đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn chính trị có 05 giáo viên, 02 giáo viên trình độ thạc sỹ, 01 giáo viên đang học cao học, 02 giáo viên cử nhân chính trị học. Tất cả giáo viên giảng dạy chính trị có kiến thức chuyên môn tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tâm huyết với nghề nghiệp. Đội ngũ giáo viên giảng dạy chính trị trong khoa đã thường xuyên cập nhật thông tin, tích cực học hỏi để nâng cao kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy. Vì vậy, đã khơi dậy được tính sáng tạo và ham học của học sinh, sinh viên. Trong môn học chính trị thì nội dung Tư tưỏng Hồ Chí minh giữ vai trò quan trọng và có tác động trực tiếp đến việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên. Cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh là tài sản và tinh thần vô giá cho chúng ta học tập và noi theo. Một trong những nội dung rất bổ ích của môn học này đó là Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Nội dung của Tư tưỏng Hồ Chí minh về đạo đức, tấm gương đạo đức vĩ đại của Người đã có tác động sâu sắc đến việc rèn luyện và tu dưõng đạo đức nghề nghiệp của học sinh, sinh viên.
Có thể nói thông qua môn học chính trị học sinh, sinh viên được trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học để nhìn nhận và giải quyết đúng đắn, hợp
quy luật các vấn đề lý luận và thực tiễn. Từ đó củng cố niềm tin, niềm lạc quan cách mạng, tạo bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi tình huống cuộc sống đặt ra.
Để đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt trong thời gian qua. Chúng tôi tiến hành điều tra thông qua ý kiến của 200 học sinh, sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai. Kết quả được thể hiện ở bảng 10.
Bảng 10: Kết quả của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên (Theo đánh giá của học sinh, sinh viên)
St t Các biện pháp Hiệu quả Tốt Bình thường Kém SL TL% SL TL% SL TL%
1 Thông qua dạy học các môn
chuyên ngành. 176 88% 20 10% 4 2%
2 Thông qua hoạt động rèn luyện
kỹ năng nghề các ngành học. 191 95.5% 9 4.5% 0 0% 3 Thông qua dạy học môn chính
trị. 193 96.5% 7 3.5% 0 0%
4 Thông qua hoạt động thực tập
nghiêm túc. 157 78.5 28 14% 15 7.5%
5 Tổ chức các ngày lễ truyền
thống. 143 71.5% 43 21.5% 14 7%
6 Thông qua hoạt động của Đoàn
thanh niên. 145 72.5% 45 22.5% 10 5% 7 Tổ chức các hoạt động VHVN,TDTT, hoạt động xã hội. 105 52.5% 77 38.5% 18 9% 8 Gặp gỡ giao lưu với doanh 93 46.5% 79 39.5% 28 14%
nghiệp.
9 Nói chuyện ngoại khoá theo chủ
đề. 89 44.5% 76 38 35 17.5
Qua việc điều tra tác dụng của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp, chúng tôi thấy hầu hết học sinh, sinh viên đều cho rằng nhà trường đã sử dụng các biện pháp có hiệu quả.
Trong đó hoạt động dạy học các môn chuyên ngành, hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề các ngành học, hoạt động giảng dạy các môn chính trị, và thực tập nghiêm túc được học sinh, sinh viên đánh giá cao hơn.
- Hoạt động dạy học môn chính trị đạt: 96.5 %
- Hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề các ngành học đạt: 95.5 % - Hoạt động dạy học các môn chuyên ngành đạt: 88 %
- Hoạt động thực tập nghiêm túc đạt: 78.5 %
Thông qua các hoạt động trên học sinh, sinh viên không chỉ tiếp thu những tri thức khoa học cơ bản, chuyên ngành mà còn được giáo dục, bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, hình thành các kĩ năng nghề nghiệp phục vụ cho quá trình làm việc sau này. Đây là biện pháp không thể thiếu trong trường dạy nghề, nó giúp các em được trải nghiệm thực tế, có được những bài học thiết thực, bổ ích rút ra từ công tác giảng dạy của các thầy cô giáo nơi mình học tập, hoạt động thực tập nghiêm túc là cơ sở rèn luyện ý thức kỷ luật, tinh thần làm việc, yêu lao động, học hỏi kinh nghiệm từ những người lao động trong các doanh nghiệp.
Đặc biệt môn học chuyên ngành là môn rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp giúp học sinh, sinh viên hình thành năng lực thực hành các công việc của một nghề, rèn luyện khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và sáng tạo trong lao động đây là những kinh nghiệm có tính ứng dụng cao trong cuộc sống.
Đối với môn học chính trị môn này giúp học sinh, sinh viên hiểu biết về chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của Đảng và Nhà nước ta từ khi thành lập đến nay và trong thời gian tới. Điều này có tác dụng rõ nét trong
việc giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị cho học sinh, sinh viên, vì việc giảng dạy chỉ thực sự có ý nghĩa khi qua mỗi giờ giảng học sinh, sinh viên rút ra được bài học cho bản thân.
Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua các môn học chuyên ngành, môn học chính trị là hướng đi đúng đắn của trường dạy nghề nhất là trong điều kiện giáo dục hiện nay.
Bên cạnh đó học sinh, sinh viên cho rằng hoạt động nói chuyện ngoại khoá theo chủ đề, gặp gỡ giao lưu với doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội, tổ chức các ngày lễ truyền thống, thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên có vai trò quan trọng. Các hoạt động này thường do nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm tổ chức, được đông đảo học sinh, sinh viên hưởng ứng tham gia. Đây là những hoạt động có ý nghĩa giáo dục trực tiếp lòng yêu nghề, nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, nội dung của các hoạt động này chưa phong phú, việc tổ chức các hoạt động đòi hỏi phải có thời gian, kinh phí, vì thế ban giám hiệu nhà trường cần có sự quan tâm hơn nữa để có thể phát huy được thế mạnh trong công tác giáo dục - đào tạo. Nhà trường cần phải có sự quan tâm sâu sắc hơn nữa trong việc phối hợp các biện pháp giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên.
Để đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt trong thời gian qua. Chúng tôi tiến hành điều tra thông qua ý kiến của 100 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường. Kết quả được thể hiện ở bảng 11.
Bảng 11: Kết quả của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên (Do giáo viên đánh giá)
St t Các biện pháp Hiệu quả Tốt Bình thường Kém SL % SL % SL %
1 Thông qua dạy học các môn
chuyên ngành 89 89% 11 11% 0 0%
2 Thông qua hoạt động rèn luyện
kỹ năng nghề các ngành học 93 93% 7 7% 0 0% 3 Thông qua dạy học môn chính
trị 92 92% 8 8% 0 0%
4 Thông qua hoạt động thực tập
nghiêm túc 87 87% 11 11% 2 2%
5 Tổ chức các ngày lễ truyền
thống 81 81% 17 17% 2 2%
6 Thông qua hoạt động của Đoàn
thanh niên 76 76% 21 21% 3 3% 7 Tổ chức các hoạt động VHVN,TDTT, hoạt động xã