Thành phần và khối lượng rác thải sinh hoạt xã An Bồ

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại xã an bồi, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (2) (Trang 34)

a. Thành phần rác thải sinh hoạt:

Rác thải sinh hoạt có thành phần rất phức tạp và luôn biến đổi vì thành phần của rác thải phụ thuộc rất nhiều vào tập quán cuộc sống của người dân, mức độ tiện nghi của đời sống con người, nhịp độ phát triển kinh tế và trình độ văn minh của từng khu vực.

Trên địa bàn xã An Bồi trong những năm gần đây thành phần rác thải sinh hoạt cũng có nhiều biến động. Qua số liệu khảo sát đối với 60 hộ gia đình trên địa bàn xã cho thấy các loại CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình có tỷ lệ như sau:

Bảng 4.3. Thành phần rác thải sinh hoạt tại xã An Bồi

Thành phần Đặc tính của rác thải Khối lượng

(kg/ngày) Tỷ lệ (%)

Chất hữu cơ dễ phân hủy

Thức ăn thừa, các cọng rau, vỏ quả, lá cây, bã chè, vở măng, lõi ngô, hoa héo…

1755,48

61,78 Cao su, nhựa,

nylon

Túi đã qua sử dụng, các loại lốp xe hỏng…

342,40

12,05 Giấy các loại Giấy nháp, giấy thừa bỏ đi tại

các cơ quan trường học…

295,52

10,40 Thủy tinh

Các loại chai lọ thủy tinh đã qua sử dụng, kính vỡ, bóng đèn hỏng…

51,15

Gỗ Mùn cưa từ các gia đình làm nghề mộc

66,49

2,34

Kim loại Sắt, nhôm, chì … 130,71 4,60

Xỉ than Than đã được sử dụng còn lại xỉ 98,32 3,46 Các chất khác Ắc quy hỏng, cầu chỉ hỏng … 101,44 3,57

Tổng 2841,5 100

(Nguồn: Điều tra thực tế )

Qua điều tra thực địa (bằng cách lấy mẫu rác thải sinh hoạt tại 4 thôn An Đoài, An Phú, An Đông, Tân Hưng thuộc xã An Bồi, mỗi điểm lấy 1kg rác thải) sau khi phân tích số mẫu lấy được bằng cách phân loại các chất và cân tỷ lệ khối lượng từng loại chất thải cho thấy thành phần rác thải qua mỗi điểm lấy mẫu có sai khác. Tỷ lệ trung bình thành phần rác thải sinh hoạt được tổng hợp ở Bảng 4.3. Qua đây

cho thấy chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ cao nhất (61,78%), tiếp đến là nilon, nhựa (12,05%) và giấy các loại (10,4%) các chất khác chỉ chiếm 1,8% đến 4,6%.

Qua điều tra tại 60 hộ gia đình của 4 thôn cũng cho thấy các loại hữu cơ dễ phân hủy như rau, hoa quả, thức ăn thừa…của các hộ hầu như đều được tận dụng để làm thức ăn cho việc chăn nuôi. Tại 2 thôn là An Đoài và An Phú có tỷ lệ số hộ gia đình tận dụng thức ăn thừa cho việc chăn nuôi chiếm tỷ lệ thấp hơn so với thôn An Đông và Tân Hưng.

Bảng 4.4. Tỷ lệ số hộ gia đình sử dụng thức ăn cho việc chăn nuôi

Thôn Hình thức tận dụng thức ăn cho việc chăn nuôi Tổng

Có tận dụng thức ăn (%) Không tận dụng thức ăn (%)

An Đoài 63,3 36,7 100

An Phú 76,7 23,3 100

An Đông 97,2 2,8 100

Tân Hưng 90,4 9,6 100

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Tỷ lệ số hộ gia đình của 4 thôn tận dụng thức ăn thừa cho việc chăn nuôi được thể hiện qua hình 4.3.

Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ số hộ gia đình sử dụng thức ăn thừa cho việc chăn nuôi

Bên cạnh đó còn có lượng nhựa, túi nilon, giấy…chiếm tỷ lệ khá cao như tỷ lệ nhựa phát sinh hàng ngày của thôn An Đoài là 22,4%, giấy là 19,4%; thôn An Phú tỷ lệ phát sinh của nhựa hàng ngày là 32,2%, giấy là 13,8%; tại thôn An Đông tỷ lệ phát sinh của nhựa là 23,1% và giấy là 19,5%; thôn Tân Hưng có tỷ lệ phát sinh nhựa là 27,6% và giấy là 18,7%.

b. Khối lượng rác thải sinh hoạt:

Trong những năm gần đây, người dân trong xã có mức sống ngày càng được nâng cao. Do đó, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn cũng không ngừng tăng lên. Tốc độ phát sinh chất thải ở nước ta dao động trong khoảng từ 0,35 đến 0,8kg/người/ngày tùy thuộc vào từng loại đô thị [3]. Theo điều tra thực địa trung bình một hộ gia đình trong một thôn có 4 người với lượng rác thải trung bình là 1,6kg/hộ/ngày. Tương đương với lượng rác thải:

1,6kg/hộ/ngày/4người = 0,4kg/người/ngày.

Như vậy, với diện tích tự nhiên (4,29 km2) cùng với tổng lượng rác thải phát sinh hàng ngày 2841,5kg, nếu không được thu gom thường xuyên và xử lý sẽ ảnh hưởng lớn tới môi trường, mỹ quan đô thị và sức khỏe người dân.

Kết quả điều tra cân rác của 60 hộ gia đình trong 5 ngày liên tục trên địa bàn cho thấy lượng phát sinh RTSH ở các hộ khác nhau là khác nhau.

Bảng 4.5. Lượng rác thải bình quân theo đầu người tại xã An Bồi

Lượng RTSH bình quân

(kg/người/ngày) Tần suất lặp lại Tỷ lệ (%)

0,30 – 0,40 22 7,33 0,41 – 0,50 87 29 0,51 – 0,60 81 27 0,61 – 0,70 72 24 0,71 – 0,80 17 5,67 0,80 – 0,90 13 4,33 1,0 – 1,10 8 2,67 >1 0 0 Tổng 300 100

Kết quả điều tra tại các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu (60 hộ, tần suất 5 lần với mỗi hộ) bước đầu xác định được lượng CTRSH bình quân theo đầu người dao động phổ biến ở mức 0,4 – 0,7 kg/người/ngày (chiếm 80%); lượng rác thải bình quân mức 0,3 – 0,4 kg/người/ngày và mức > 0,7 kg/người/ngày chiếm tỷ lệ nhỏ. Tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng hộ gia đình vì mỗi hộ có sức mua và tiêu thụ hàng hóa khác nhau.

Tại các cụm dân cư khác nhau thì lượng rác thải phát sinh là khác nhau.

Bảng 4.6. Phân bố dân cư và lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã An Bồi

STT Tên thôn Số khẩu

(người)

Lượng rác thải sinh

hoạt (kg/ngày) Tỷ lệ (%) 1 An Đoài 1052 526,7 18,54 2 An Phú 1334 637,4 22,43 3 An Đông 1871 925,5 32,57 4 Tân Hưng 1426 751,9 26,46 Tổng 5683 2841,5 100

(Nguồn: UBND xã và điều tra hộ gia đình - 2014)

Khối lượng rác thải sinh hoạt của các thôn trên địa bàn huyện được thống kê qua hình sau:

Đơn vị:kg/ngày

Hình 4.3. Biểu đồ lượng rác thải sinh hoạt tại 4 thôn vào năm 2013

(Nguồn: Điều tra thực tế )

Qua bảng trên cho thấy lượng RTSH phát sinh tại xã An Bồi có tổng khối lượng là 2841,5 kg/ngày; trong đó lượng RTSH phát sinh nhiều nhất là thôn An Đông với khối lượng 925,5 kg/ngày. Đây là thôn có số dân đông và người dân sống chủ yếu bằng hoạt động kinh doanh buôn bán và làm ruộng. Sự gia tăng về lượng rác thải sinh hoạt chủ yếu do sự gia tăng về dân số và phát triển kinh tế - xã hội. Điều này cho thấy nhu cầu về nguồn lực cũng như hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt (phương tiện, công nghệ thu gom và xử lý rác thải) trên địa bàn cần được nâng cao nhằm đáp ứng với lượng rác thải sinh hoạt gia tăng hàng năm.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại xã an bồi, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (2) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w