Đánh giá nhận thức của người dân về tình hình rác thải sinh hoạt hiện nay trên địa bàn xã An Bồ

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại xã an bồi, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (2) (Trang 42)

trên địa bàn xã An Bồi

Theo điều tra ý kiến của 60 hộ gia đình tại 4 thôn về việc thu gom rác thải như hiện nay của địa phương mình được thể hiện như sau:

Đánh giá về công tác thu gom RTSH hiện nay trên địa bàn xã An Bồi:

Bảng 4.8. Đánh giá về công tác thu gom RTSH tại xã An Bồi

STT Đánh giá công tác thu gom RTSH Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Đã đảm bảo 4 6,7 2 Chưa đảm bảo 20 33,3 3 Bình thường 36 60 4 Ý kiến khác 0 0 Tổng 60 100

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Hình 4.6. Biểu đồ đánh giá của cộng đồng dân cư về công tác thu gom RTSH hiện nay trên địa bàn xã An Bồi

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Nhận xét: Kết quả phiếu điều tra cho thấy có 6,7% số người dân cho rằng

công tác thu gom RTSH đã đảm bảo tiêu chuẩn. Còn lại 60% ở mức bình thường và 33,3% chưa đảm bảo là do xe đẩy rác quá đầy thường gây mùi khó chịu và rơi vãi ra ngoài gây mất vệ sinh môi trường. Nhìn chung, công tác quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn xã có nhiều tiến bộ. Đó là nhờ sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ, công nhân, chính quyền và nhân dân xã An Bồi trong quá trình quản lý rác thải. Tuy nhiên, trong công tác thu gom, vận chuyển vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Do một số phương tiện vận chuyển còn lạc hậu nên trong quá trình cẩu rác thường

có tiếng ồn lớn của động cơ xe, các mùi khó chịu từ rác thải và hiện tượng rơi vãi rác, nước rỉ rác... các điểm tập kết rác thải đều nằm trên các khu công cộng, các trục đường chính mà chưa được quy hoạch cụ thể đã gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh), chế độ đãi ngộ đối với công nhân thu gom chưa hợp lý cần phải khắc phục.

Đánh giá về chất lượng môi trường hiện nay trên địa bàn xã:

Bảng 4.9. Đánh giá về chất lượng môi trường hiện nay

STT Đánh giá về chất lượng môi trường Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Sạch sẽ, dễ chịu 7 12,3

2 Ô nhiễm, khó chịu 3 3,3

3 Bình thường 50 84,4

Tổng 60 100

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Hình 4.7. Biểu đồ đánh giá của cộng đồng dân cư về môi trường hiện nay của địa phương

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Nhận xét: Qua biểu đồ cho thấy, phần lớn người dân đánh giá môi trường

hiện nay ở mức bình thường (chiếm 84,4%) do tại xã không có các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 3,3% được đánh giá ở mức ô nhiễm, khó chịu do nhận thức của một số người dân về tình hình rác thải chưa cao, gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan tại địa phương.

Đánh giá về tình trạng RTSH phát sinh tại các khu vực công cộng:

Hiện tượng đổ rác bừa bãi ở các khu công cộng vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi như ở khu chợ làng, hoặc tại các ngã 3 của từng xóm do địa phương không áp dụng hình thức phạt tiền với những người đổ rác không đúng nơi quy định, mặt khác ý thức của một số người dân còn chưa cao.

Bảng 4.10. Đánh giá về tình trạng RTSH tại các khu vực công cộng STT Đánh giá về tình trạng RTSH tại khu công cộng Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Rất tôt 0 0 2 Tốt 15 25 3 Trung bình 36 60 4 Kém 9 15 Tổng 60 100

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Qua kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy tình trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã được người dân đánh giá chủ yếu ở mức trung bình và kém chiếm 75%, chỉ có 25% người dân khi được hỏi đánh giá ở mức tốt và không có người nào đánh giá ở mức rất tốt (Hình 4.8.).

Rác thải vẫn còn vứt bừa bãi tại các tuyến đường, hè phố nguyên nhân là do ý thức của mọi người vẫn chưa tốt, công nhân thu gom thì không thể thu gom ở mọi lúc mọi nơi được nên rác thải vẫn còn xuất hiện nhiều ở các khu vực công cộng.

Hình 4.8. Biểu đồ đánh giá của người dân về tình trạng rác thải sinh hoạt phát sinh tại địa bàn xã

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Nhận xét: Kết quả điều tra cho thấy tại các thôn/xóm trên địa bàn hiện nay

chưa có bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh. Một số ý kiến của người dân về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác hiện nay trên địa bàn xã: Thứ nhất là nhân viên thu gom rác cần tránh làm rơi vãi rác trong quá trình thu gom nhằm hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường, thứ hai là cần tăng cường và cải tiến phương tiện thu gom, thứ ba là nhân viên đi thu gom rác chỉ đổ rác mà người dân đã để trước nhà chứ không vệ sinh rác ở trên vỉa hè hay rác ở dưới lòng đường.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại xã an bồi, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (2) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w