II. THUYẾT MINH QUY TRÌNH SẢN XUẤT
4.2.1. Tính thùng lọc đáy bằng
Để quá trình lọc xảy ra bình thường thì chiều cao lớp bã chỉ được phép nằm trong khoảng 0,4 ÷ 0,6 m
Trong quá trình lọc lượng nước hao hụt là 7% ;
D
h2
H
Hình 4.4 Thùng lọc đáy bằng
Thể tích còn lại để chuyển sang thùng lọc thô là 1472,2 x 93% = 1369,15 (lít)
Hệ số sử dụng cho thùng lọc là : 85% : Thể tích thực của thùng lọc là V = 1369,15 x 100/85 = 1610,76 (lít) = 1.61 (m3) Như vậy chọn hai thùng lọc có thể tích là : 2 m3
Chọn chiều cao của nước bã là h = 0,5 m, diện tích đáy mỗi thùng lọc là : S = 2 : 0,5 = 4 m2 .
Đường kính đáy thùng lọc tính theo công thức
D = = 2,26 (m)
Quá trình lọc thô tổn thất 3% lượng dịch. Vậy dịch sau khi lọc là. Vc = 2 x 97% = 1,94m3
Chiều cao toàn bộ khối dịch trong thùng là: H = Vc/s = 1,94/ 2,26 = 0,65 (m)
Ngoài ra thùng lọc còn có một đáy giả cao khoảng 20 cm.
Vậy tổng chiều cao phần trụ thực chưa kể chân là: 2,24 + 0,2 = 2,44 m Chiều cao chỏm cầu h2 = 0,15D = 0,15 x 2,26 = 0,34 m
Các thông số kỹ thuật của nồi Diện tích lọc S = 4 (m2)
Chọn đường kính D = 2260 mm Chiều cao phần trụ H = 1000 mm Chiều cao phần chỏm cầu h1 = 340 mm
Thùng có hệ thống dao cào và đảo lớp lọc, đáy có kích thủy lực để điều chỉnh nâng lên hạ xuống quay quanh trục để đảo và dàn đều bã sau khi đảo
Tốc độ quay: 6 vòng/phút. Công suất động cơ: 3 kw.
Lưới lọc thiết kế các khe hình nêm với kích thước: 0,5 x 70 (mm).