Tổng quan về công ty TNHH TM&ĐT KDS

Một phần của tài liệu phân tích và dự báo thống kê doanh thu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và đầu tư KDS (Trang 28)

3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Tên doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và đầu tư KDS - Tên giao dịch : KDS TRADE & INVESTMENT COMPANY LIMITED - Tên viết tắt : KDS CO. LTD

- Địa chỉ của doanh nghiệp: 431/2 đường Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

- Loại hình doanh nghiệp:công ty trách nhiệm hữu hạn - Quy mô của doanh nghiệp:

+ Tổng số vốn:46.800.000.000 đồng

+ Tổng số lao độngvà cán bộ công nhân viên : 53 người

- Công ty là công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên, được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số :0102032004.

Đăng ký lần đầu ngày 05 tháng 09 năm 2003

Đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 05 tháng 10 năm 2003

3.2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh 3.2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ

a. Chức năng

Theo giấy phép kinhdoanh số 0102032004 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là :

+ Mua bán máy móc thiết bị phụ tùng cho ngành công nghiệp xi măng + Mua bán máy móc thiết bị, phụ tùng cho ngành đóng tàu thủy

+ Mua bán máy móc thiết bị phụ tùng cho ngành y tế + Mua bán máy móc thiết bị và vật tư cho ngành xây dựng +Mua bán thiết bị văn phòng

b. Nhiệm vụ

- Công ty tiến hành tổ chức kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp

- Tạo công ăn việc làm cho người lao động

- Mở rộng thị trường và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh hơn - Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước

- Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương hàng tháng trên cơ sở quỹ tiền lương, thực hiện khen thưởng cho các nhân viên có thành tích xuất sắc, thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên, công ty thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở

- Kết hợp với chính quyền sở tại giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người lao động và tài sản của công ty, làm tròn nghĩa vụ an ninh quốc phòng toàn dân

3.2.1.2.2.Đặc điểm kinh doanh :

Công ty mua, hoặc nhập khẩu các sản phẩm thiết bị phụ tùng cho các ngành khác nhau như ngành công nghiệp xi măng, ngành xây dựng, ngành đóng tàu thuỷ sau đó bán lại cho các công ty có nhu cầu.

Đặc biệt công ty chuyên kinh doanh mua bán thiết bị, phụ tùng cho ngành công nghiệp xi măng đây là ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty

Để đảm bảo công tác kinh doanh của công ty hiện nay đạt hiệu quả cao, đồng thời để vượt qua giai đoạn cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường thời hội nhập. Từ đó chiếm lĩnh được cơ hội để phát triển và tìm kiếm được mức lợi nhuận cao nhất. Để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty mình

- Chính sách kế toán áp dụng tại công ty TNHH TM & ĐT KDS Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng

Chế độ kế toán: theo chế độ kế toán vừa và nhỏ Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

- Giám đốc : quản lý việc sử dụng tài chính, tài sản, vật tư máy móc, tài liệu của doanh nghiệp….

Tổ chức chỉ đạo thực hiện cho những mục tiêu kinh doanh: quyết đinh các nhu cầu: xác định thu thập và lên kế hoạch, xác nhận các chi phí

- Phó giám đốc : là người trợ giúp cho giám đốc trong công việc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công việc thuộc lĩnh vực được phân công

Điều hành bộ máy bán hàng bao gồm nguồn lực con người, bộ máy để thực hiện mục tiêu kế hoạch kinh doanh của công ty

- Phòng kinh doanh : tham mưu cho giám đốc công ty về hoạt động kinh doanh ký kết các hợp đồng kinh tế. Lập kế hoạch sản lượng tiêu thụ hàng hoá từng tháng, quý, năm. Tổng hợp các báo cáo lên phiếu giá để thanh toán với khách hàng, tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh

- Phòng kế toán :

+ Lập kế hoạch tài chính giúp ban lãnh đạo công ty thực hiện điều hành các hoạt động thu chi tài chính, các khoản thu nhập, chi phí trong toàn công ty

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kế toán Phòng nhân sự

+ Thực hiện công tác kế toán thanh toán, kế toán tổng hợp, kế toán lương, chi phí, kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính…

+ Lập và phân tích báo cáo tài chính định kỳ, báo cáo quyết toán tài chính năm, phân tích các hoạt động kinh tế tài chính, đề xuất kịp thời các phương án giải pháp tích cực phục vụ công tác kinh doanh và công tác quản trị kinh doanh

- Phòng nhân sự :

+ Tham mưu cho lãnh đạo công ty những vấn đề liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ chế độ chính sách với người lao động, đào tạo, thi đua khen thưởng kỷ luật, Xây dựng đơn giá tiền lương

+ Thực hiện các công việc thuộc nghiệp vụ tổ chức, cán bộ đào tạo, chế độ chính sách người lao động, thi đua khen thưởng kỷ luật giải quyết đơn khiếu nại …

+ Nghiên cứu xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên

3.2.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

* Những thành tích đã đạt được :

Những năm qua hoạt động kinh doanh của công ty đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Mặc dù công ty được thành lập không lâu, song sự tăng trưởng về mức doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty liên tục đạt kế hoạch làm ăn có lãi ngày một nhiều. Quy mô cơ sở ngày càng khang trang, đồng thời quy mô tài sản, vốn của công ty tăng nhanh

Bảng 1: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2008-2009 ĐVT: trđ

Từ bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty so sánh 2 năm 2008 và 2009 ta thấy : - Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên với tốc độ nhanh. Nếu như năm 2008 doanh thu đạt 100.700 (trđ), thì đến năm 2009 doanh thu của doanh nghiệp là 110.305(trđ) tăng 9.605 (trđ) tương ứng với tỷ lệ là 9,54 %

- Tổng chi phí năm 2009 là 94.255 (trđ), giảm -4.295(trđ) so với năm 2008, tương ứng với tỷ lệ giảm -4,36%

- Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2009 tăng so với năm 2008 là 3.900(trđ) tương ứng với tỷ lệ 32,1%, làm cho tổng lợi nhuận sau thuế cũng tăng 32,1%

Nhận xét : Nhìn chung trong 2 năm 2008 và 2009, hoạt động kinh doanh của công ty tương đối tốt. Doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế đều tăng cao. Tuy nhiên, công ty cần có biện pháp tích cực hơn nữa để có thể giảm chi phí, tăng lợi nhuận cao hơn nữa cho công ty trong tương lai

3.2.2Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến doanh thu của công ty TNHH thương mại và đầu tư KDS

3.2.2.1Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp

- Những thuận lợi :

Stt Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

So sánh

Số tiền(trđ) Tỷlệ(%) 1 Tổng doanh thu (trđ) 100.700 110.305 9.605 9,54 - Doanh thu bán hàng 92.350 100.880 8.530 9,24

- Doanh thu tài chính 7.000 7.985 985 14,07

- Doanh thu khác 1.350 1.440 90 6,67

2 Tổng chi phí 98.550 94.255 -4.295 -4,36

3 Lợi nhuận trước thuế 12.150 16.050 3.900 32,1 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3.037,5 4.012,5 975 32,1 5 Lợi nhuận sau thuế 9.112,5 12.037,5 2.925 32,1

+ Mặt hàng kinh doanh : công ty áp dụng chính sách chia sẻ rủi ro bằng cách đa dạng hoá các mặt hàng như: cung cấp thiết bị phụ tùng cho ngành công nghiệp xi măng, ngành xây dựng…điều này làm cho doanh thu bán hàng của công ty được duy trì ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác động của môi trường bên ngoài.

+ Cán bộ công nhân viên công ty đều có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, có kiến thức chuyên môn, tinh thần học hỏi cao, thường xuyên đưa ra các ý tưởng mới. Chính vì vậy công ty đã không ngừng tăng được doanh thu và nguồn vốn tái đầu tư của công ty vì thế đây là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của công ty.

+ Cơ chế quản lý và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty: hệ thống tổ chức của công ty gọn nhẹ phù hợp với mô hình công ty, bao gồm có các phòng ban cơ bản, không cồng kềnh, không xảy ra tình trạng người thừa nhưng lại thiếu việc. Cơ chế quản lý trong bất kỳ tổ chức nào cũng là cơ sở để tổ chức đó phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, khai thác tính sáng tạo và đóng góp của các thành viên trong tổ chức đó vào công việc chung.

+ Công ty có những chính sách biện pháp phát triển hết sức đúng đắn và hợp lý trong những năm qua. Vì thế doanh thu của công ty liên tục tăng từ năm 2006 – 2009 và trong thời gian tới công ty vẫn tiếp tục có những hướng đi và những chính sách thích hợp để tăng doanh thu và lợi nhuận.

- Những khó khăn :

+ Mạng lưới kinh doanh: công ty có mạng lưới kinh doanh hẹp do hạn chế bởi nguồn vốn công ty, đội ngũ bán hàng hầu hết không có chuyên môn vì thế đây cũng là những nhân tố tác động không nhỏ đến tình hình thực hiện doanh thu của công ty làm hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.

+ Tình hình tài chính của công ty: nguồn vốn của công ty còn nhiều hạn chế, vì thế công ty gặp khá nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường của công ty. Trong thời gian tới công ty nên thực hiện các chính sách huy động vốn hiệu quả hơn để khắc phục tình trạng trên của công ty.

+Việc khống chế một số khoản chi phí quảng cáo cho các hoạt động kinh doanh theo cơ chế quản lý tài chính do nguồn vốn của công ty có hạn đã cản trở các thành viên phát triển dịch vụ mới chăm sóc khách hàng, quảng bá sản phẩm tìm kiếm doanh thu, lợi nhuận .

3.2.2.2 Những nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp

- Những thuận lợi :

+ Thu nhập của người dân ngày càng tăng cao

Xã hội ngày càng phát triển vì thế thu nhập của người dân càng cao vì thế nhu cầu và chất lượng mẫu mã sản phẩm cũng ngày càng cao. Đây là cơ hội để công ty tăng doanh thu của mình

+ Do nhu cầu xây dựng trong nước ngày càng cao, do đó nhu cầu nguyên liệu xi măng, thiết bị cho ngành xây dựng…tới các công trình xây dựng ngày càng lớn. Đây cũng là cơ hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty phát triển

+Môi trường văn hoá- xã hội : có thể nói công ty đã nắm bắt thị hiếu tiêu dùng, tập quán thói quen của khách hàng và nhu cầu của thị trường một cách nhạy bén đã tác động tích cực đến doanh số tiêu thụ của công ty

+ Môi trường chính trị pháp luật: môi trường chính trị bao gồm hệ thống các văn bản luật, các công cụ và chính sách của nhà nước. Nhà nước đã và đang thực hiện đơn giản hoá thủ tục như thủ tục đăng ký doanh nghiệp, giảm thuế nhập khẩu các hàng hoá đặc biệt để phù hợp với việc Việt Nam gia nhập WTO

- Những khó khăn:

+ Tình hình phát triển nền kinh tế : Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho các doanh nghiệp đều lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, vì thế hầu hết các bạn hàng của công ty đều hạn chế mua sản phẩm của công ty, đồng thời làm cho việc mở rộng thị trường của công ty cũng hạn chế

+ Các nhân tố về thị trường : bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của hàng hoá

* Thị trường đầu vào: công ty chủ yếu kinh doanh mua bán xi măng, mua bán thiết bị cho ngành công nghiệp đóng tàu thuỷ, ngành xây dựng, ngành y tế …nguồn hàng chủ yếu của công ty được nhập khẩu từ nước ngoài, vì vậy mà trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế tài chính đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn hàng của công ty. Do các bạn hàng của công ty đều gặp khó khăn về tài chính vì thế mà họ đã không có đủ lượng hàng để cung cấp cho công ty theo hợp đồng đã ký. Vì thế mà doanh nghiệp không có đủ lượng hàng để giao cho khách hàng, dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng

* Thị trường đầu ra : doanh thu của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác cạnh tranh. Trong cơ chế thì trường, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải tham gia vào cuộc cạnh trạnh vô cùng khốc liệt, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế này thì để công ty có thể đứng vững là rất khó khăn, vì thế để thực hiện tốt kế hoạch doanh thu là vô cùng khó đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực phấn đấu không ngừng

+Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước: công ty là một tế bào của một hệ thống nền kinh tế quốc dân, hoạt động của nó ngoài việc bị chi phối bởi các quy luật của thị trường nó còn bị chi phối bởi những chính sách kinh tế của nhà nước như: chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ chính sách tỷ giá hối đoái, định hướng phát triển ngành.

3.3Kết quả tổng hợp phiếu điều tra trắc nghiệm về thống kê doanh thu tại công ty TNHH TM& ĐT KDS

Một phần của tài liệu phân tích và dự báo thống kê doanh thu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và đầu tư KDS (Trang 28)